Cha mẹ luôn yêu thương con cái một cách vô điều kiện, dù khó khăn vất vả nhưng những đấng sinh thành vẫn luôn muốn hy sinh tất cả, đem lại cho con cái những điều tuyệt vời nhất, dù gia cảnh khó khăn túng thiếu nhưng vẫn vất vả góp nhặt từng đồng nuôi con ăn học đàng hoàng: Chỉ có cha mẹ mới làm nên những điều vĩ đại.
Cha ngủ cống nuôi con thành thủ khoa
Câu chuyện người cha sống 10 năm ở ống cống nuôi con đỗ thủ khoa Đại học Y Hà Nội đến giờ khi nhắc lại vẫn khiến nhiều người phải thán phục.
Nguyễn Hữu Tiến sinh năm 1995, là thủ khoa Đại học Y Hà Nội năm 2013 nổi tiếng nhất lúc lúc bấy giờ với câu chuyện đầy xúc động của một cậu con trai có người cha vĩ đại, từng sống 10 năm lều bạt, vỉa hè thậm chí là ống cống để nuôi con trai ăn học.
Thời điểm đó, cái tên Nguyễn Hữu Tiến rất nhiều trên báo đài, trang tin truyền thông và được mọi người quan tâm.
Trong kỳ thi Đại Học năm 2012 – 2013, Hữu Tiến là thủ khoa Đại học Y Hà Nội với số điểm gần tuyệt đối 29,5 cả điểm cộng là 30,5 số điểm mà bất kỳ sĩ tử nào đều mong muốn.
Nhưng để có tiền nuôi con ăn học thành một thủ khoa tài năng như vậy, bố của Hữu Tiến là ông Định đã không quản khó khăn khi sống ở vỉa hè, ống cống làm công việc xe ôm, công nhân xây dựng suốt 10 năm. Sự tâm huyết của người cha cùng sự hiếu học mong muốn thoát nghèo của Tiến khiến mọi người ngưỡng mộ và nể phục vô cùng.
Tiến đã từng chia sẻ: “Lúc đó, cả mấy mẹ con đều không biết chuyện bố ngày đi làm, đêm về ngủ trong ống cống. Lúc biết chuyện mình thương bố lắm, nghĩ chỉ cần được ra Hà Nội học thì sẽ làm gì đó để bố vất vả hơn. Thế nên, mình chẳng bao giờ có ý định nghỉ học, đi làm kiếm tiền giúp bố mẹ. Bởi thế thì 10 năm bố chịu thiệt thòi, vất vả để lo cho 2 anh em vào đại học quá”.
Bố của Hữu Tiến
Ống cống là nơi ở trong nhiều năm của ông Định
Ba bố con ông Định
Ở thời điểm đó gia đình Tiến đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của xã hội. Ông Nguyễn Hữu Định tuy vẫn phải vất vả làm công việc tay chân từ sáng tới tối tuy nhiên thay vì mối đêm trở về ống cống chật hẹp như trước kia ông đã được về căn trọ nhỏ và ăn cơm vợ nấu cùng các con.
Nhắc lại danh hiệu thủ khoa và câu chuyện chàng trai vượt nghèo, vượt khó đã qua Tiến cười nói: “Mình hiện tại là sinh viên trường chứ không phải thủ khoa trường Y, vì thế phải cố gắng là một sinh viên giỏi chứ không nên nhớ mãi về danh hiệu thủ khoa năm đó nữa”.
Với những gì bản thân Tiến đang cố gắng và sự hy sinh của bố mẹ, Tiến không nghĩ mình sẽ trở thành một người vĩ đại gì nhưng chắc chắn sẽ giúp bố mẹ có cuộc sống tốt hơn.
Bà mẹ đơn thân đi cân dạo, nuôi con thành tiến sĩ ở Pháp
Câu chuyện về người mẹ Hưng Yên hy sinh bản thân đi cân dạo nuôi con thành tiến sĩ ở Pháp đã khiến nhiều người không khỏi đau lòng.
Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Lánh, sinh sống ở Hưng Yên chấp nhận đội nắng, đội mưa khắp nẻo đường, ngõ ngách để kiếm từng đồng bằng nghề cân dạo. Để có cái cân 25 triệu ấy, chị cùng 2 nhà nữa góp chung tiền thì mới có thể mua được, vất vả khó khăn là thế nhưng chị chỉ im lặng, chịu đựng chỉ mong muốn nuôi được con thành tài.
Công việc hàng ngày bằng nghề đi cân dạo
Lỡ mang thai khi còn trẻ vì gia đình bạn trai không đồng ý với lý do không môn đăng hộ đối, chị đã vượt cạn một mình vào năm 1987, vượt qua định kiến Xã hội và cơ quan kỷ luật do chị làm việc ở Trạm y tế Xã để có thể chăm sóc đứa con nhỏ của mình.
Là mẹ đơn thân, chị Lánh vừa làm cha vừa làm mẹ để bù đắp cho đứa con thiệt thòi của mình. Chị không quản khó khăn, nắng nôi thậm chí còn tự chối sự chăm sóc của đàn ông khác đến với chị để chị có thể tập trung hoàn toàn vào con trai chính vì vậy Linh rất yêu thương mẹ.
Trải qua nhiều sóng gió, con trai chị cũng đã đỗ được Đại học Xây dựng, lúc này chị cũng theo con thuê trọ ở cùng. Buổi sáng dậy cơm nước cho con, buổi chiều lại đẩy cân dạo đến nửa đêm mới về.
Hình ảnh mẹ con chị Lánh (nguồn ảnh: CafeF)
Chàng trai tiến sĩ ở Pháp niềm tự hào của chị Lánh (nguồn ảnh: CafeF)
Không phụ lòng của mẹ, chàng trai Nguyễn Văn Linh đã học rất giỏi, nhận được học bổng của Pháp khi còn đang đi học, sau đó tiếp tục hoàn thành chương trình học lên thạc sĩ, tiến sĩ và có quốc tịch ở Pháp. Tất nhiên, sau bao sự hi sinh, giờ đây chị Lánh đã hái được trái ngọt, chị rất vui, chị trở về quê nhà sống bên cạnh gia đình và họ hàng cùng sự hỗ trợ của con trai ở phương xa.
Sự hy sinh của người làm cha, làm mẹ là vô cùng cao cả, họ có thể hy sinh bản thân để đổi lấy một tương lai tốt hơn cho con cái mình, sự hy sinh của họ cũng hái được quả ngọt bằng sự vươn lên trong học tập, bằng sự thành công trên con đường học vấn. Chúng ta có thể tin chắc rằng, ở tương lai họ sẽ có một cuộc sống viên mãn và hạnh phúc hơn rất nhiều.
Lan Hòa tổng hợp