Trong Đông y, từ xa xưa, chân gà đã được sử dụng làm bài thuốc chủ trị được nhiều chứng bệnh khác nhau. Chân gà hay còn gọi kê cân, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt. Chân gà thường được ninh cao, chế biến thành chế phẩm làm tăng cường sụn khớp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi hầm chân gà càng mềm thì xương chân gà sẽ tiết ra chất hydroxyapatite có tác dụng hỗ trợ xương chắc khỏe, cung cấp các khoáng chất hữu cơ và canxi cho xương. Không chỉ vậy, khi hầm chân gà thì các chất dinh dưỡng trong thực phẩm này như protein, collagen, chondroitin và glucosamine cũng sẽ hòa tan vào nước. Khi bổ sung nước dùng chứa các chất dinh dưỡng này, ruột sẽ khỏe hơn và tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn.
Ngoài ra, trong da chân gà còn chứa một số loại acid amin tốt cho sức khỏe khác như: prolin, glycin, hydrosiprolin, argynin, glycin… Theo các bác sỹ, nhiều dưỡng chất trong chân gà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe của nướu. Các mô liên kết và sụn có chứa collagen, axit amin và một số chất tạo gelatin, những chất giúp cải thiện sức khỏe của nướu răng rất tốt.
Đặc biệt, chân gà còn chứa các loại khoáng chất khác như kẽm, đồng, magie, canxi và phốt pho. Đây là những khoáng chất cần thiết giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch để đối phó với nhiều loại bệnh.
Một số bài thuốc chữa bệnh cực kì hiệu quả.
1. Chữa chứng đau xương, mỏi cơ
Chất collagen, protein dính như keo, hydroxyapatite, tế bào và chất nền có trong chân gà có thể tái tạo và làm cho xương chắc khỏe hơn.
Chuẩn bị: chân gà (3 cặp), lạc khô 3 bát. Lưu ý, mọi người có thể lấy chân gà ta hoặc chân gà công nghiệp đều được.
Cách làm: bài thuốc này được chế biến như những món ăn bình thường nên ai cũng có thể làm được. Sau khi làm sạch chân gà, bỏ chân gà và lạc vào nồi, cho thêm 1 lít nước + gia vị vừa miệng hầm trong khoảng 1 đến 1 tiếng rưỡi là được.
Sử dụng: Lấy phần nước hầm chia đều ra để uống trong ngày còn chân gà thì ăn bình thường, xác lạc cũng có thể ăn. Tuy nhiên khuyến cáo mọi người không nên ăn quá nhiều vì có thể bị đầy bụng, khó tiêu rất khó chịu.
Với bài thuốc này, mọi người cần kiên trì trong khoảng 1 tuần, hết một tuần thì dừng 4 ngày sau đó lại tiếp tục sử dụng thêm 1 tuần nữa là đủ liệu trình. Mỗi ngày làm một lần để ăn trong ngày, không để thừa sang ngày hôm sau.
2. Kiểm soát huyết áp
Collagen là những protein trong những mô liên kết của nhiều loại động vật. Các nhà nghiên cứu đã cho những con chuột cao huyết áp ăn chất chiết xuất từ chân gà. Những con chuột này đã có dấu hiệu hạ huyết áp sau 4 giờ, sau 8 giờ huyết áp giảm nhiều nhất.
Nghiên cứu dài hạn cho thấy huyết áp giảm đáng kể sau 1 tuần cho dùng thuốc. Trước kia, người ta cũng tìm thấy trong ức gà cũng có hoạt chất này. Tuy nhiên, hoạt chất tìm thấy trong ức gà quá ít không đủ để có hiệu lực chữa bệnh.
Các nhà khoa học cho rằng, những loại protein trong chân gà có tác dụng hạ huyết áp tương tự như tác dụng của các loại thuốc ức chế men chuyển hóa ACE inhibitors.
3. Làm thuốc cầm máu
Theo SKĐS, chân gà đem đốt thành than tán bột, rắc lên vết thương. Bột than này khi rắc lên vết thương làm cho máu được tiếp xúc với một bề mặt khô và nháp, nên làm vỡ nhanh các tiểu cầu làm cho máu chóng đông, cầm lại ngay. Sở dĩ như vậy là do chất canxi có trong da chân gà cùng với keratin và gelatin canxi đã làm tăng nhanh quá trình đông máu, cầm máu.
4. Chữa chứng chân tay run rẩy, đi đứng không vững
Ngũ gia bì 8g và thạch xương bồ 8g, hai vị thuốc trên đun sôi nhỏ lửa 20 phút, sắc lấy nước, bỏ bã, sau đó cho chân gà 3 đôi đã làm sạch (bỏ da cứng, móng chân) vào hầm mềm, ăn trong ngày. Dùng liên tục hết một liệu trình 60 ngày.
5. Chữa chứng da xanh bủng beo, chậm biết đi, chậm mọc răng
Chân gà 3 đôi, ninh nhừ với tôm tươi 200g, lấy nước nấu cháo cho trẻ nhỏ ăn hàng ngày.
Ngoài tác dụng đối với xương khớp ra thì những bài thuốc từ chân gà còn rất tốt cho người bị yếu sinh lý, kém ăn.
Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: anninhthudo