Dasho Jigme Jigten Wangchuck là cháu trai của quốc vương Bhutan hiện nay. (Ảnh qua Facebook)

Cuộc Sống 4 Phương

Cháu trai Quốc vương Bhutan nhớ lại tiền kiếp: Từng là cao tăng nổi tiếng Tây Tạng

By Đăng Dũng

September 27, 2021

Những chuyện luân hồi, nhớ về tiền kiếp ở đất nước Bhutan không phải là việc hiếm gặp. Ngay cả Hoàng thái hậu và cháu trai của quốc vương hiện tại đều có thể nhớ rất rõ về tiền kiếp của mình.

Bhutan là quốc gia nằm ở phía Nam chân núi Himalaya hùng vĩ, có tỷ lệ dân số thấp nhất thế giới khoảng 750.000 người. Người dân nơi đây đa phần đều tín ngưỡng Thần Phật, nhà nào cũng có miếu thờ. Tuy người Bhutan không giàu có về vật chất nhưng họ sống rất hạnh phúc, an hòa. Tại đất nước này, những chuyện về luân hồi hay nhớ được tiền kiếp không phải hiếm gặp. Hoàng thái hậu của Bhutan từng xuất bản cuốn sách ‘Cõi bí mật của Bhutan’, kể lại trải nghiệm của chính bà về kiếp trước.

Ngoài Hoàng thái hậu ra thì trong hoàng tộc Bhutan còn có một cậu bé tên là Dasho Jigme Jigten Wangchuck cũng có thể nhớ về tiền kiếp. Dasho sinh ngày 23/8/2013, là con trai của Công chúa Ashi Sonam Dechan Wangchuck, cũng chính là cháu của Quốc vương Bhutan hiện tại – Jigme Khesar Namgyel Wangchuck.

Dasho Jigme Jigten Wangchuck là cháu trai của quốc vương Bhutan hiện nay. (Ảnh qua Facebook)

Một tiền kiếp là cao tăng nổi tiếng Tây Tạng

Dasho khi mới 3 tuổi đã có thể kể rất nhiều chuyện về tiền kiếp, trong đó có một kiếp cậu là cao tăng Vairotsana ở Tây Tạng. Vairotsana là đại dịch giả sống trong triều đại Vua Trisong Deutsen (742-798). Ngài là một trong 25 đệ tử thân cận của Đức Liên Hoa Sinh. Ngài đã phiên dịch rất nhiều giáo pháp Tam Thừa sang tiếng Tạng với tài năng dịch thuật xuất chúng.

Ngày 18/6/2019, tiểu vương tử Dasho cùng mẹ là công chúa Ashi đã đến châu tự trị A Bá, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để thăm hang thiêng Vairotsana, vốn là nơi cậu từng tu hành trong tiền kiếp.

Cửa hang Vairotsana cao 20m, rộng 20m, sâu 30m, trong hang có một ngôi chùa. Ngoài ra bên trong còn có một con suối kỳ diệu quanh năm đầy nước, một cây bách khổng lồ dài hàng chục mét, và có cả hồ tắm. Trên vách có hình vẽ hoa sen nở, hình các vị Phật…

Ở đây vương tử Dasho có thể chỉ chính xác những đồ vật mà cậu từng sử dụng trong tiền kiếp, những dấu chân trên đá, các chữ viết và ký tự trên vách, nơi lưu giữ các kinh sách…

Thời ấy cậu là một nhà sư nổi tiếng đồng thời là một dịch giả vĩ đại. Cả đời cậu đã dịch rất nhiều sách như Kinh điển Mật Tông, Cam Châu Nhĩ, Đan Châu Nhĩ, Y học Ấn Độ… từ tiếng Phạn sang tiếng Tạng. Hang động Vairotsana là nơi nhà sư Vairotsana và các đệ tử dịch kinh Phật, vì để tưởng nhớ công lao của vị cao tăng nên người đời sau đã lấy tên của ông đặt cho hang.

Chuyến thăm về nơi tiền kiếp của cậu ở Tứ Xuyên đã thu hút rất nhiều báo chí Trung Quốc Đại Lục đưa tin. Vương tử Dasho cũng được Je Khenpo (người lãnh đạo ủy ban Các vấn đề Tu viện của Bhutan) thứ 70 công nhận là hóa thân của dịch giả vĩ đại Vairotsana.

Một kiếp là giáo sư Đại học Nalanda, Ấn Độ cổ

Tiểu vương tử Dasho còn kể rằng cậu đã trải qua nhiều lần đầu thai, trong đó có một kiếp vào trước năm 824 sau Công Nguyên, Dasho là giáo sư Đại học Nalanda – trường Phật giáo đầu tiên ở Ấn Độ. Cậu có thể mô tả chi tiết về thánh địa Phật giáo này và quá trình bị người Hồi giáo phá hủy như thế nào, điều này đã được chứng thực một cách đáng kinh ngạc khi cậu đến thăm Đại học Nalanda.

Đại học Nalanda là học phủ đồng thời là trung tâm học thuật Phật giáo cao nhất ở Ấn Độ thời cổ đại, cách Paṭnā – thủ phủ bang Bihar miền Trung Ấn Độ 90km về phía Đông Nam. Vào thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên, Vua Kumāragupta của Vương triều Gupta Ấn Độ là người tín ngưỡng Phật nên đã thành lập trường đại học Phật giáo ở Nalanda để quảng truyền Phật pháp.

Thời điểm đó, nơi đây có diện tích 2.700 mẫu; với 7 học viện và hơn 2.000 sinh viên. Sau đó, trải qua nhiều lần mở rộng của các đời vua trong lịch sử, vào thời kỳ hoàng kim số kinh thư được lưu trữ tại chùa Nalanda lên đến hơn 9 triệu cuốn; có hơn 10.000 tăng nhân theo học tại đây.

Họ đến từ Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ba Tư và các nước khác. Các cao tăng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc như Huyền Trang, Nghĩa Tịnh… từng đi đến Tây Vực lấy kinh đều ghi chép chi tiết về chùa Nalanda và Đại học Nalanda trong các tác phẩm của họ.

Trên thực tế, những trường hợp luân hồi chuyển thế tương tự như tiểu vương tử của Bhutan không phải là hiếm. Phật gia tin rằng con người sẽ luân hồi trong lục đạo; vận mệnh kiếp này được quyết định bởi đức và nghiệp tích lại ở kiếp trước, vậy nên khả năng nhớ lại kiếp trước và tái sinh trong hoàng tộc có lẽ cũng liên quan đến việc tu hành trong các đời trước của tiểu vương tử Dasho.

Theo Bian