Trái cây không nên ăn sau bữa ăn
Nhiều người dân ăn trái cây sau bữa ăn. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng việc ăn trái cây sau bữa ăn là không khoa học vì 4 lý do:
Trái cây có xu hướng gây tắc nghẽn trong dạ dày cùng với thức ăn, gây đầy hơi, táo bón,… ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa.
Trái cây chứa nhiều đường như glucose, fructose, sucrose, tinh bột… Ăn trái cây ngay sau bữa ăn sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và tuyến tụy, đặc biệt một số loại trái cây có hàm lượng tinh bột cao và khó tiêu hóa.
Trái cây giàu cellulose, hemicellulose, pectin… đều có tính hút nước mạnh, trương nở. Sau khi hút nước sẽ tăng cảm giác no, khi có quá nhiều cellulose cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ vitamin và các nguyên tố vi lượng.
Đối với người cần giảm cân, nếu ăn nhiều hoa quả sau bữa ăn sẽ bị béo phì do thừa năng lượng.
Các chuyên gia chỉ ra rằng ăn trái cây vào thời điểm thích hợp là khoảng 1 giờ trước và hai giờ sau bữa ăn (trừ quả hồng, táo, nho, lựu).
Nhiều thành phần trong trái cây hòa tan trong nước, ăn trước bữa ăn giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Trái cây là thực phẩm ít calo, lượng calo trung bình của nó chỉ bằng 1/4 trọng lượng mì ống, thịt lợn và các loại thịt khác khoảng 1/10. Sẽ dễ dàng nắm được tổng lượng calo trong một bữa ăn bằng cách ăn thực phẩm ít calo trước.
Nhiều loại trái cây dễ bị oxy hóa và hỏng, ăn trái cây trước tiên có thể rút ngắn thời gian cư trú trong dạ dày, giảm mức độ oxy hóa và hư hỏng, giảm tác động xấu có thể xảy ra đối với cơ thể.
Một số loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Mọi người thường ăn dưa hấu nhiều vào mùa hè. Dưa hấu không được ăn khi bụng đói, vì dưa hấu là thực phẩm chống say nắng và giải nhiệt, theo trung y dưa hấu tính hàn. Ngoài ra, nó chứa nhiều nước, sau khi ăn lúc bụng đói sẽ làm loãng dịch vị, sau khi dịch vị loãng ra thì axit dịch vị sẽ ít đi, dễ gây khó tiêu, chán ăn, dễ ảnh hưởng đến nhu động đường tiêu hóa.
Trong dưa hấu có chất viscophenol, những thứ này dễ tạo thành cục không hòa tan với axit dịch vị và ảnh hưởng đến chức năng của đường tiêu hóa nên không thích hợp ăn lúc đói. Chuối, hồng, cam, vải và mía là những loại trái cây không nên ăn khi bụng đói.
Người thiếu chất và cơ địa hàn ăn trái cây như thế nào?
Người cơ địa hàn thường nhạt miệng, sợ lạnh thích ấm, chân tay thường lạnh, mặc quần áo nhiều hơn người khác, sợ điều hòa, khó chịu sau khi ăn đồ lạnh, đi tiểu nhiều, phân có mùi hôi, lưỡi nhợt nhạt, ăn đồ lạnh bị ê buốt răng.
Những người có thể chất yếu, sợ lạnh thì tỷ lệ trao đổi chất cơ bản thấp, ít tạo ra calo trong cơ thể, khi ăn hoa quả nên chọn loại quả có tính ấm, có tác dụng làm ấm trung tiêu, bổ sung sự thiếu hụt năng lượng, trợ dương, đẩy lùi chứng lạnh, cải thiện tình trạng suy nhược, đẩy lùi teo cơ, thiếu máu và các triệu chứng khác. Những loại trái cây nên ăn bao gồm vải thiều, nhãn, lựu, anh đào, dừa, sầu riêng, mơ, v.v.
Người hay nóng trong, cơ thể sinh nhiệt ăn trái cây như thế nào
Người thân nhiệt cao đa phần thân hình gầy gò, mắt tinh tường, tính tình nhanh nhẹn hoạt bát, thích uống nước lạnh, không uống trà nóng, dễ sinh tâm phiền muộn nóng giận bởi dương thịnh hay phẫn nộ. Những người thuộc thể thực nhiệt, tiêu hóa tốt sinh ra nhiều calo, thường hay bốc hỏa, khô miệng, nên ăn nhiều hoa quả có tính mát như dưa hấu, lê, chuối, xoài, dưa chuột, cà chua…
Người tính bình nên ăn trái cây như thế nào
Những người thường ôn hòa, không nóng không lạnh ăn trái cây nào cũng có thể được.
Người bị bệnh ăn loại trái cây nào cho thích hợp
Thông thường mọi người đi thăm bệnh nhân thường mua một giỏ trái cây để tặng nhưng không phải trái cây nào cũng thích hợp cho bệnh nhân ăn. Bạn nên chú ý vấn đề này, cần xem xét bệnh trạng của bệnh nhân mới quyết định mua loại trái cây nào.
Người bị viêm loét và thừa axit trong dạ dày: Không nên ăn lê chua, chanh, dâu tây, mận và các loại trái cây có hàm lượng axit cao để tránh làm tổn thương quá trình lành vết loét.
Bệnh nhân bị hen suyễn không nên ăn táo tàu và các loại trái cây dễ sinh đờm, chúng cản trở chức năng của lá lách và dạ dày.
Bệnh nhân thiếu máu không nên ăn các loại trái cây như cam, hồng vì chúng có chứa nhiều tanin, tanin dễ kết hợp với sắt, sẽ cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể.
Bệnh nhân bị viêm thận, phù nề và chức năng thận kém không nên ăn chuối, vì chuối chứa nhiều natri, sẽ làm tăng phù nề, tăng gánh nặng cho tim và thận.
Biên tập: Thiên Hà
Nguồn: secretchina