Lúc này bỗng có người chạy ra, cầm gậy nhằm ông đánh và mắng rằng: “Ngươi là ma mới ở đâu đến, dám ngồi trên sập của đại vương”. Lý tiến sĩ sợ quá chạy ra ngoài…
Trong tác phẩm “Huỳnh hỏa phú” (Bài phú đom đóm) của thi nhân Lạc Tân Vương đời Đường có một câu rằng:
Như người quân tử Đạo tâm
Vào trong phòng tối cũng không dối lòng
Người quân tử có tu dưỡng, cho dù một mình ở nơi không ai trông thấy thì cũng không làm việc trái lương tâm. Khởi nguồn từ ý tứ này, người xưa dùng thành ngữ “phòng tối không dối lòng” để ca ngợi người chân chính, biết tự ước thúc bản thân ngay cả khi ở một mình.
Giấc mộng kỳ lạ tiết lộ việc đòi thêm tiền được tính là trộm tài sản
Thời nhà Đường có người họ Lý đỗ tiến sĩ. Lý tiến sĩ một lần mộng thấy mấy người đuổi ông. Trong mộng, ông chạy đến một tòa thành, sau khi vào thành, xuyên qua cổng lớn đến đại sảnh. Ban đầu không thấy bóng dáng người, thế là ông leo thẳng lên sảnh đường ngồi ghé bên một góc sập.
Lúc này bỗng có người chạy ra, cầm gậy nhằm ông đánh và mắng rằng: “Ngươi là ma mới ở đâu đến, dám ngồi trên sập của đại vương”. Lý tiến sĩ sợ quá chạy ra ngoài.
Một lát sau, một đại vương áo tía thăng đường vào chỗ ngồi và hỏi ông rằng: “Tại sao lại muốn trộm tiền của anh rể?”
Đừng dối lòng mình, nợ thì phải trả
Thời nhà Thanh, Trưởng sử của Hằng Vương Phủ (giống như Chủ nhiệm văn phòng ngày nay) là Đông Ngạc Lạc vì phạm lỗi nên bị giáng chức và chuyển đến Mã Nạp Tư. Vùng đất này thuộc địa hạt của Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi).
Một hôm, Đông Ngạc Lạc từ Mã Nạp Tư đến Ô Lỗ Mộc Tề. Vì để tránh ngày hè nóng nực, ông đã chọn đi ban đêm. Giữa đường ông xuống ngựa ngồi nghỉ dưới một gốc cây đại thụ thì gặp một người cúi rạp mình hành lễ chào hỏi ông. Người này tự xưng là binh lính thuộc hạ của Ấn Phòng Quan Trần Trúc Sơn, tên là Lưu Thanh. Đông Ngạc Lạc trò chuyện với ông ta khá lâu.
Khi Đông Ngạc Lạc lên ngựa chuẩn bị lên đường, Lưu Thanh nhờ ông một việc, hy vọng ông chuyển lời cho người hầu của Ấn Phòng Quan Trần Trúc Sơn ở Ô Lỗ Mộc Tề tên là Hỉ Nhi. Thì ra Hỉ Nhi thiếu nợ Lưu Thanh 300 đồng, hiện nay Lưu Thanh ở ngoài biên ải, mong Hỉ Nhi hoàn trả tiền cho ông ta.
Hôm sau, Đông Ngạc Lạc gặp Hỉ Nhi, chuyển lời của Lưu Thanh cho ông ta. Hỉ Nhi nghe xong sợ hãi đến mức mồ hôi túa ra như tắm, mặt xám ngoét. Đông Ngạc Lạc thấy vậy cảm thấy rất kỳ lạ, hỏi ông ta là việc gì. Lúc này Đông Ngạc Lạc mới biết, thì ra Lưu Thanh đã bị bệnh chết lâu rồi.
Khi Lưu Thanh mới lìa đời, Trần Trúc Sơn cảm niệm ông khi còn sống làm việc cần cù cẩn thận, nên đã giao cho Hĩ Nhi 300 đồng, căn dặn ông ta đi ra phố mua rượu thịt và tiền vàng để cúng tế Lưu Thanh. Hỉ Nhi biết là Lưu Thanh không có thân quyến bèn lấy món tiền này làm của riêng. Vốn cho rằng chuyện này không ai biết, không ngờ quỷ hồn của Lưu Thanh đích thân đến đòi nợ.
Trần Trúc Sơn vốn xưa nay không tin nhân quả, sau khi nghe được chuyện này, bất giác sợ hãi nói: “Việc này quả thật không sai. Lời phó thác của Lưu Thanh thì người ngoài không thể nào bịa ra được. Tôi vốn cho rằng người đời làm việc ác thì sợ nhất là người khác biết. Còn ở những nơi không có người trông thấy thì có thể làm gì tùy ý. Hôm nay tôi mới biết, thuyết vô quỷ thực sự là không đáng tin. Những người đã làm những việc hổ thẹn với lương tâm đó thì tôi thực sự lo lắng cho họ”.
Theo Epoch Times
Nguồn: “Quảng dị ký”, “Duyệt Vi thảo đường bút ký” – Quyển 10.
Đường Vân