Nguồn ảnh: Y học cộng đồng

Làm Cha Mẹ

Chứng rối loại tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ. Cha mẹ nên làm gì?

By Đăng Dũng

May 14, 2021

ADHD là viết tắt của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Nó là một tình trạng bệnh lý. Một người bị ADHD có những khác biệt về sự phát triển não bộ, trong khi đó hoạt động của não thì lại ảnh hưởng đến sự chú ý, khả năng ngồi yên và sự tự chủ. ADHD có thể ảnh hưởng đến một đứa trẻ ở trường, ở nhà và trong các mối quan hệ bạn bè.

Dấu hiệu của ADHD là gì?

Tất cả trẻ em đều thỉnh thoảng gặp những khó khăn trong việc chú ý, lắng nghe và làm theo chỉ dẫn, ngồi yên hoặc chờ đến lượt. Nhưng đối với trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thì chúng cần rất nhiều sự cố gắng và điều này khó khăn hơn và xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ phát triển bình thường.

Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có thể có các dấu hiệu từ một, hai hoặc cả ba loại sau:

Không tập trung: Những đứa trẻ dễ bị phân tâm gặp khó khăn khi tập trung sự chú ý và duy trì công việc. Chúng có thể không nghe rõ chỉ dẫn, bỏ lỡ những chi tiết quan trọng và có thể không thể hoàn thành những gì mà chúng bắt đầu. Chúng có thể mơ mộng quá nhiều. Chúng có vẻ lơ đễnh hoặc đãng trí, và mất dấu mọi việc cần làm.

Hiếu động thái quá: Những đứa trẻ hiếu động thường hay quấy khóc, bồn chồn và dễ cảm thấy buồn chán. Chúng có thể gặp khó khăn khi ngồi yên hoặc giữ im lặng khi cần thiết. Chúng cũng có thể vội vàng làm cho qua mọi việc và mắc phải những lỗi bất cẩn. Chúng có thể leo trèo, nhảy hoặc vượt dốc kể cả những khi không nên. Cho dù không cố ý nhưng chúng cũng có thể làm những việc gây phiền phức cho người khác.

Bốc đồng: Những đứa trẻ bốc đồng hành động quá nhanh trước khi kịp suy nghĩ. Chúng thường làm  gián đoạn, có thể xô đẩy người khác, và cảm thấy khó khăn khi phải chờ đợi. Chúng có thể làm những việc mà không xin phép, lấy những thứ không phải của chúng hoặc hành động mạo hiểm. Chúng có thể có những phản ứng cảm xúc có vẻ quá dữ dội so với tình huống.

Đôi khi cha mẹ và giáo viên nhận thấy các dấu hiệu của ADHD khi trẻ còn rất nhỏ. Nhưng những đứa trẻ theo lẽ thông thường cũng dễ mất tập trung, bồn chồn, thiếu kiên nhẫn hoặc bốc đồng – những điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa là một đứa trẻ bị ADHD.

Sự chú ý, hoạt động và tự chủ phát triển từng chút một khi trẻ lớn lên. Trẻ em học những kỹ năng này với sự giúp đỡ của phụ huynh và giáo viên. Nhưng một số trẻ thật sự gặp khó khăn khi phải tập trung chú ý, lắng nghe hoặc chờ đợi. Khi những điều này tiếp diễn và bắt đầu gây ra các vấn đề ở trường, ở nhà và với bạn bè, đó có thể là ADHD.

ADHD được chẩn đoán như thế nào?

Nếu bạn cho rằng con mình bị ADHD, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ của con bạn. Hãy cho con bạn đi khám, bao gồm cả thị lực và thính giác, để chắc chắn rằng không có điều gì khác đang gây ra các triệu chứng. Bác sĩ nhi khoa có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ tâm lý trẻ em hoặc bác sĩ tâm thần nếu cần.

Để chẩn đoán ADHD, các bác sĩ bắt đầu bằng cách hỏi về sức khỏe, hành vi và hoạt động của trẻ. Họ nói chuyện với cha mẹ và trẻ em về những điều họ nhận thấy. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn hoàn thành danh sách kiểm tra về hành vi của con bạn và có thể yêu cầu bạn cung cấp danh sách kiểm tra cho giáo viên.

Sau khi thu thập thông tin này, các bác sĩ chẩn đoán ADHD khi biết chắc rằng:

Nhiều trẻ ADHD cũng gặp các vấn đề về học tập, hành vi chống đối, hoặc các vấn đề về tâm trạng và lo âu. Các bác sĩ thường điều trị chúng cùng với ADHD.

ADHD được điều trị như thế nào?

Điều trị ADHD thường bao gồm:

Việc điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Cha mẹ và giáo viên có thể dạy trẻ nhỏ trong việc quản lý sự chú ý, hành vi và cảm xúc của chúng tốt hơn. Khi lớn lên, trẻ em nên học cách cải thiện sự tập trung và tự chủ bản thân.

Nếu ADHD không được điều trị, sẽ rất khó cho con trẻ để đến được với thành công. Điều này có thể dẫn đến sự tự ái, trầm cảm, hành vi chống đối, sa sút trong học tập, thực hiện những hành vi bất chấp rủi ro hoặc gây ra xung đột gia đình.

Cha Mẹ có thể làm gì?

Nếu con bạn được chẩn đoán mắc chứng ADHD:

Nguồn Kidsshealth

Phương Uyên biên tập