Nguồn gốc của loài người. Nguồn ảnh: hoithanh.com

Khám Phá

Chúng ta đến từ đâu? Tác hại của thuyết vô Thần

By Đăng Dũng

September 16, 2021

Nói về nguồn gốc của loài người, các nhà triết học, sử học, khoa học và vật lý học trong lịch sử đều đã khám phá ra rằng có hai loại học thuyết phổ biến mà mọi người thường đồng ý ngày nay, một là con người từ khỉ tiến hóa và hai là Thần tạo ra con người.

Mọi người đến từ đâu? Đây là một câu hỏi ban đầu mà mọi người muốn tìm hiểu về nguồn gốc của bản thân nên khám phá và suy nghĩ. Thuyết tiến hóa cho rằng con người tiến hóa từ động vật (vượn), phủ nhận sự tồn tại của Thần linh và cho rằng tiến hóa là một dạng đột biến gen để động vật thích nghi với điều kiện sống. Vì vậy, thuyết tiến hóa chủ trương nhấn mạnh kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu và cạnh tranh để thích nghi với cuộc sống.

Thuyết này được nhiều nước tin dùng, đặc biệt là Trung Quốc đại lục tin tưởng. Về mặt lịch sử, thuyết tiến hóa được đề xuất bởi Darwin, một lý thuyết tương đối non trẻ, và nhiều nghi ngờ của nó vẫn chưa được chứng minh.

Theo Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rằng: nguồn gốc của con người đầu tiên trên Trái Đất là do những người tại cõi Quang Âm Thiên (cõi thứ 6 trong 16 cõi trời Sắc giới) chuyển sinh xuống sau khi Trái Đất hình thành.

Theo Thiên Chúa giáo ở phương Tây, Đức Chúa Trời dựa vào hình dáng của bản thân mình mà tạo ra Adam – người đàn ông đầu tiên – từ “bụi của đất” và thổi hơi vào để truyền sự sống cho Adam. Sau đó, Thiên Chúa tạo ra Eva – người phụ nữ đầu tiên từ xương sườn của Adam.

A Dam và EVA. Nguồn ảnh: nguontinhyeu

Trong truyền thuyết cổ đại Trung Hoa, thần Nữ Oa là người sáng tạo ra con người dựa trên hình dáng của bản thân mình. Bà lấy “đất” để đắp lên hình người và thổi dương khí vào để tạo ra những người đàn ông và đàn bà đầu tiên trên Trái Đất.

Vì vậy, ở hầu hết các nước phương Tây ngày nay và cả phương Đông, họ tin vào học thuyết về sự sáng tạo ra con người của các vị Thần.

Bất kể tính đúng đắn và xác thực của hai lý thuyết, chỉ cần nhìn vào ưu và nhược điểm của hai lý thuyết. Sự khác biệt cơ bản nhất giữa thuyết tiến hóa và truyền thuyết về Thần Phật tạo con người nằm ở chỗ con người có công nhận sự tồn tại của Thần Phật hay Chúa không.

Cơ sở cho sự hoài nghi của những người vô thần không tin vào Chúa hay Thần Phật nằm ở thực tế là họ không thể chứng minh sự tồn tại của Thần Phật bằng khoa học hiện có hoặc họ không trực tiếp nhìn thấy sự tồn tại của Thần Phật, vì vậy họ không tin.

Đầu tiên, hãy nhìn vào những người tin vào thuyết tiến hóa. Vì họ không tin vào sự tồn tại của “Đấng”cao hơn, họ nghĩ rằng họ là sự sống cao nhất trong vũ trụ. Do đó, những người như vậy là kiêu ngạo, liều lĩnh, thậm chí họ còn cho rằng mình là thần thánh, có thể tùy ý phán xét, chà đạp sinh mạng người khác.

Ví dụ, con người khai thác quá mức thiên nhiên vì sở thích hoặc ham muốn của bản thân, dẫn đến hủy hoại sinh thái; con người làm mọi thứ để theo đuổi danh và lợi, bất kể họ có làm tổn thương người khác hay không; con người ăn các động vật khác để thỏa mãn thói háu ăn của mình; con người tham gia vào cuộc cạnh tranh luẩn quẩn để tự bảo vệ mình.

Bởi vì thuyết tiến hóa ủng hộ sự sống còn của kẻ mạnh, nó khuyến khích mọi người cạnh tranh với bất kỳ yếu tố xung quanh nào vì lợi ích của mình. Ý định ban đầu là ích kỷ, quá trình này tàn nhẫn và kết quả là có hại. Chính vì sự xấu xa của quá trình tiến hóa đã dẫn dắt con người làm nhiều điều xấu xa, đó là lý do tại sao thuyết tiến hóa của tiến hóa của Darwin bị nhiều người ở phương Tây từ chối.

Hãy xem những người tin vào sự tồn tại của Thần Phật, tin vào “Đấng” tối cao tạo ra con người, vì họ biết rằng cuộc sống của họ và mọi thứ trên đời là do Thần Phật ban cho nên họ có tấm lòng biết ơn đối với Thần Phật.

Khi tin vào Thần Phật, họ hiểu rõ sự ngu dốt và kiến thức hạn hẹp của bản thân nên khiêm tốn, tôn trọng thiên nhiên, sự sống và các sinh vật khác trong khi kính sợ các vị Thần.

Những người luôn có niềm tin vào Thần Phật thường có sự ràng buộc về đạo đức trong tâm, họ nhìn chung không dám làm điều xấu, cũng sợ làm tổn hại đến cuộc sống của người khác, cũng như nhiều sinh mệnh khác. Hầu hết những người này đều tốt bụng và vô hại cho xã hội.

Đồng thời, những người này vẫn có ý thức công bằng và nhân ái mà những người khác không có, vì họ tin vào sự tồn tại của Thần Phật và thiện ác hữu báo, họ có khả năng quan tâm, tình thương đến những người yếu thế hơn.

Những người làm từ thiện, giúp đỡ trong xã hội đa phần là những người tin vào Thần Phật. Nhiều người Trung Quốc từng đến các nước phương Tây đã bày tỏ sự xúc động cho rằng, trình độ văn minh của xã hội phương Tây cao hơn nhiều so với Trung Quốc đại lục, điều này không chỉ do hệ thống xã hội mà còn do phẩm chất nhân văn.

Hầu hết người phương Tây đều có đức tin. Họ tin rằng con người được tạo ra bởi các vị Thần và đi đến thiên đường hoặc địa ngục sau khi chết. Nỗi sợ hãi trong lòng sẽ hạn chế lời nói và việc làm không thiện của họ; trong khi người Trung Quốc đại lục bị ảnh hưởng bởi thuyết vô thần tiến hóa, họ nghĩ rằng họ tự cho mình là đúng, có thể “Đấu trời, đấu đất, cải biến thiên nhiên”. Đúng là kẻ ngu dốt, mê muội không hiểu biết thì mới không biết sợ, như vậy họ dám làm điều xấu, tranh giành quyền lợi với người khác, thậm chí vì lợi ích của bản thân mà không từ mọi thủ đoạn nào mà không làm.

Người ta nói: “Ý thức quyết định hành vi”. Hai ý tưởng khác nhau có hậu quả khác nhau.

Trong “Tây Du Ký”, có một Như Ý Chân Tiên là em trai của Ngưu Ma Vương, người đã luôn cản chở Tôn Ngộ Không đi lấy nước tiên cứu người. Vì nó nghĩ rằng Tôn Ngộ Không đã hãm hại cháu trai của nó là Hồng Hài Nhi nên nó muốn trả thù cho cháu mình.

Sở dĩ con quỷ này tin rằng Tôn Ngộ Không đã hãm hại Hồng Hài Nhi là vì trong quan niệm của nó, Hồng Hài Nhi hiện làm Vua trên Núi rất tốt, cai quản rất nhiều người, nhưng chỉ vì Tôn Ngộ Không mà Bồ Tát đã bắt Hồng Hài Nhi về, chịu sự ước thúc của những phép tắc nhà Phật, không còn được tự do tác quái chốn nhân gian nữa.

Đúng là khi không còn niềm tin vào Thần Phật nữa thì cái gì họ cũng dám làm, họ luôn nghĩ mình là Vua của vạn vật, không chấp nhận được một sự thật rằng bên trên nữa còn có Thần Phật đang dõi theo nhất tư nhất niệm của con người.

Mặc dù con người nhìn không thấy thiên đường và địa ngục, nhưng ai ai cũng ẩn bên trong mình một khát vọng hạnh phúc và nỗi sợ hãi tai nạn, con người trong khi thực hành đạo đức, cảm giác hạnh phúc sẽ như nước chảy thành sông, thiên đường đối với người đó mà nói sao lại có thể là thứ gì đó trong tư tưởng thôi chứ. Khi một người rời xa đạo đức, tai nạn giống như hình với bóng theo họ, trong sự dày vò của đau khổ, địa ngục ở ngay trước mắt người đó.

Thuyết vô thần đã vứt bỏ đi cái tâm kính ngưỡng trân quý nhất của con người, cắt đứt mối liên hệ giữa hành vi bên ngoài và thiện niệm trong nội tâm của con người, làm cho tà niệm của con người bộc phát, không biết ước thúc; không biết kiểm điểm hành vi bản thân, không nghĩ tới hậu quả; mang đến cho nhân loại tai nạn nặng nề mà lại lâu dài. Nó thật sự là thủ phạm chính làm bại hoại nền văn minh nhân loại, làm cho người ta đau đớn tột cùng!

Thiên Hà biên tập

Nguồn: zhengjian