Đời Sống

Chưởng môn Thiếu Lâm đời thứ 35 tiết lộ 5 yếu tố ngăn trở trí huệ, niềm vui, cuộc sống hạnh phúc của con người

By Đăng Dũng

July 23, 2020

Hành trình tìm được mục đích và giá trị trong cuộc sống hoặc đạt được chân chính sự tự làm chủ của bản thân luôn là cuộc chinh phục đầy thử thách khó khăn. Nó đòi hỏi có sự cam kết mạnh mẽ từ sâu thẳm bản thân của mỗi người, đó là sự kiên nhẫn, tính kỷ luật và nhận thức.

Trong hành trình trở thành bậc thầy Thiếu Lâm, tôi đã dành gần 30 năm để nghiên cứu và thực hành sự tương tác giữa tâm trí và cơ thể. Đây là một phần thiết yếu của văn hóa và triết lý võ thuật Thiếu Lâm, có niên đại hơn 1.500 năm.

Những chướng ngại mà tất cả chúng ta đều gặp phải theo tôi đúc kết bao gồm 5 việc sau. Đây là những gì gọi là tinh thần nhưng thật sự nó chính là vật chất nên tất cả chúng ta đều rất khó để vượt qua. Chúng ngăn cản chúng ta đưa ra những quyết định thông minh, khiến chúng ta khó đạt được mục đích sống vui vẻ hạnh phúc và hài hòa trong cuộc sống.

1/ Ham muốn

Ham muốn cảm giác là niềm vui đan xen, và nó nảy sinh khi chúng ta khao khát sâu sắc một thứ gì đó kích thích một hoặc nhiều trong năm giác quan của chúng ta (thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác).

Hãy tưởng tượng bạn đã dành cả tuần qua để luyện tập cho một nửa chặng đua. Nhưng vào tuần thứ hai, bạn bị gián đoạn bởi một chiếc điện thoại thông minh, chúng quấy nhiễu tâm tưởng của bạn khiến bạn muốn sử dụng chúng.

Bạn nhượng bộ, bị chúng hấp dẫn và bạn dành nhiều thời gian để lướt điện thoại, mạng xã hội trong nhiều giờ. Thời gian của bạn đã bị đánh cắp cho những việc vô bổ. Bạn lạc đường!

Ham muốn cũng không hẳn lúc nào cũng xấu nếu bạn hiểu đúng, chúng chỉ xấu khi bạn có ham muốn với những thứ không lành mạnh, điều quan trọng là tư tưởng của bạn đặt ở đâu, nếu bạn đặt tư tưởng, ý niệm sự quan tâm vào những điều chính đáng của cuộc đời thì điều đó rất tốt đẹp. Điều khó là chúng ta không biết điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời?

Giải pháp để thực hành vượt qua ham muốn bản thân: Cách duy nhất để thực sự chống lại một cám dỗ là suy nghĩ sâu sắc và cẩn thận về hậu quả cuối cùng của việc chịu thua nó. Lần tới khi một ham muốn nhục dục xuất hiện, hãy tự hỏi:  Điều này sẽ giúp tôi hay làm tổn thương tôi về lâu dài? Hãy nghiêm túc suy nghĩ và trả lời về điều đó? Và cuối cùng điều quan trọng nhất là tự thân bạn có muốn vứt bỏ ham muốn đó không?

2/Ác tâm

Ác tâm trái ngược với ham muốn. Đó là trạng thái tinh thần bạn không muốn đối mặt với vấn đề nào đấy vì không thích, vì ghét, vì ngại, vì danh dự hay thậm chí là lợi ích thiết thân. Ví như bạn và người đồng nghiệp xảy ra mâu thuẫn, phương án giải quyết là bạn cần nói chuyện với người đó về sự việc gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai bạn. Tuy nhiên, bạn không dám đối mặt và có xu hướng tránh né vấn đề, hai người không ai lùi một bước và chiến tranh lạnh là điều đương nhiên,

Những cảm xúc tiêu cực (ví dụ, sợ hãi, giận dữ, thất vọng) là một phần tự nhiên của cuộc sống. Chúng cư ngụ trên chúng ta và ngăn cản chúng ta tiến về phía trước; chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong trạng thái cảm xúc đó nếu không cố gắng để thoát ra. Bạn chắc hẳn đã từ nghe đến nguyên lý chính phụ. Có tốt sẽ có xấu, có thiện sẽ có ác, ứng với con người cũng như vậy, chăm chỉ – lười biếng, vui vẻ – buồn bã, hạnh phúc – đau khổ… Điều bạn cần làm là chọn lựa chúng, biết cách làm chân chính làm chủ bản thân.

Giải pháp để khắc phục

Thay vì đẩy trách nhiệm cho người khác, hãy điều tra nguồn gốc của nó. Nếu bạn không thích đối đầu, hãy tự hỏi tại sao? Bạn sợ điều gì? Điều bạn cần làm là tìm ở chính bản thân mình chứ không phải người khác, dù gặp chuyện gì cũng vậy, tốt hay xấu đều so với tâm mình bạn sẽ có câu trả lời. Bạn sẽ phát hiện khi bạn sửa đổi chính bản thân hoàn cảnh xung quanh sẽ thay đổi theo hướng tích cực. Đây chính là một phần hàm nghĩa của câu Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển.

3/Lười biếng

Một trạng thái không hành động dẫn đến lười biếng và thoái lùi. Đó là kết quả của việc bạn có năng lượng thấp và thiếu động lực. Sự lười biếng thiếu năng lượng cũng có thể đến hình thức thất bại, tự thương hại, suy nghĩ tiêu cực, tự mãn hoặc thậm chí trầm cảm.

Có thể bạn đang trải nghiệm điều đó trong sự nghiệp của mình, bởi vì bạn cảm thấy không có động lực bởi công việc bạn làm hoặc bạn nghĩ mình không đủ tốt. Đó đều là những suy nghĩ tiêu cực. Bạn càng cho phép nó kiểm soát tâm trí và cơ thể của bạn, thì cơ hội, hạnh phúc, niềm vui, những thứ tốt đẹp sẽ đóng cửa với bạn càng nhanh. Rất rất ít người sinh ra đã thông minh tài giỏi, những người giỏi nhất trên thế giới cũng đều công nhận họ phải nỗ lực và chăm chỉ hết mình mới có được sự thành công và sự ghi nhận, tất cả chúng ta đều có tài năng, nhất định có sở trường và kỹ năng giỏi của riêng mình đừng bao tự giới hạn bản thân.

Giải pháp thực hành vượt qua sự lười biếng: Đâu tiên bạn cần xác định điều gì dẫn bạn đến sự lười biếng của bạn, nguyên nhân nào ví như điện thoại thông minh, trò chơi, mạng xã hội… Bất cứ điều gì khiến bạn lười biếng hãy tránh xa nó. Tiếp đến hãy chơi với những người có năng lượng tích cực, chăm chỉ trong cuộc sống, bạn chắc hẳn đã từng nghe câu gần mực thì đen gần đèn thì sáng, điều này thực sự rất đúng.

4/ Bồn chồn lo lắng

Sự bồn chồn là kết quả của một tâm trí bất ổn. Điều này thường xảy ra với những người thường xuyên lo lắng về tương lai, hoặc lo lắng về người khác nghĩ gì về bản thân họ. Bồn chồn sẽ khiến bạn không thể tập chung vào bất kỳ việc gì.

Giải pháp thực hành vượt qua sự bồn chồn lo lắng: Nhìn vào những lo lắng của bạn đã từng xảy ra, xem khi bạn lo lắng bạn đã làm điều gì trong thời gian đó rồi sau đó chấp nhận những việc bạn đã làm, tha thứ cho bản thân mình và để cảm xúc tiêu cực đó qua đi. Thiền là một trong cách hiệu quả nhất để vượt qua sự lo lắng bồn chồn, bạn có thể tìm thấy sự bình yên tĩnh lặng sâu thẳm trong tâm hồn, điều này không thể nói lên bằng lời chỉ khi bạn trải nghiệm trực tiếp bạn sẽ cảm nhận được sức mạnh của thiền định. Điều này đã được hàng trăm triệu người trên thế giới công nhận. Đừng ngần ngại thử thiền định!

5/ Nghi ngờ và hoài nghi

Sự nghi ngờ, hồ nghi dẫn đến sự do dự và không ngừng đặt câu hỏi về khả năng của bản thân, về những người xung quanh mình…

Thực hành vượt qua sự nghi ngờ: Hãy tự hỏi lý do đằng sau sự nghi ngờ của bạn có ý nghĩa gì? Hay nó chỉ là rào cản, ngăn cản bạn kết nối với những mục tiêu của chính mình? Ngăn cản bạn kết nối với mọi người!

Trên đây là 5 chia sẻ của Shi Heng Yi thuộc thế hệ Thiếu Lâm thứ 35. 

Biên tập: Thiên Hà

Nguồn dịch: cnbc