Dưới thời triều Nguyễn, cụ Ngáo là một đao phủ nhà nghề nổi tiếng. Bên cạnh cụ thường có một đám “đệ tử” giúp những việc như mài dao thật sắc, đặt giỏ để hứng đầu phạm nhân, vén cổ áo phạm nhân…
Không ai biết tên đầy đủ của cụ Ngáo là gì, thân phận ra sao, dung mạo thế nào, sử sách cũng không ghi chép lại nhiều. Người ta chỉ biết đó là một người đàn ông đơn độc, không người thân, không bà con, lúc trẻ hành nghề “chặt đầu”, về già bán thịt chó ở Thượng Thành, đường Tôn Nhơn khi xưa, gần An Hòa.
Cụ Ngáo” có thật không?
“Cụ Ngáo” được dân gian truyền lại là một người bí hiểm, nổi tiếng là đao phủ nhà nghề khát tiếng triều Nguyễn. Quả thực, ở Huế, không ít phụ huynh thường lấy cái tên “cụ Ngáo” ra để dọa những đứa trẻ đang khóc hay không nghe lời. Vậy đây là một người có thật hay là nhân vật hư cấu?
Theo VTC, cụ Ngáo là một nhân vật có thật, quả thực là một đao phủ khét tiếng. Nhiều bậc cao niên xứ Huế cũng từng xác nhận điều ấy. Danh tiếng của đao phủ này gắn với địa danh “Cống Chém” An Hòa và cồn Mả Thí (thuộc phường An Hòa, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên, Huế). Đây là nơi tử hình các phạm nhân triều đại nhà Nguyễn và chính quyền thực dân nửa phong kiến trong lịch sử.
Ngày nay, Cống Chém được dùng để đặt tên cho một cây cầu trên QL1A, kế bên là cồn Mả Thí, nơi chôn cất những phạm nhân bị xử chém không có thân nhân về nhận. Nơi đây có một bụi tre lớn, tương truyền chính là nơi bêu đầu thị uy phạm nhân những người qua lại trên đường cái khi xưa. Những phạm nhân bị xử tử thường được mang ra đây, mất mạng dưới tay những đao phủ máu lạnh như cụ Ngáo.
Cụ Ngáo – đao phủ đơn độc khiến ai nấy khiếp vía
Cụ Ngáo được ví như là “linh hồn” của pháp trường Cống Chém khi ấy. Tuy chẳng ai biết dung mạo, gốc tích của vị này thực sự ra sao, nhưng cái danh thì không ai không biết, chỉ nghe đến tên là người lớn rùng mình còn trẻ con thì nín bặt cơn khóc.
Huế vốn được coi là “kinh đô Phật giáo”, với 70% dân số theo đạo Phật, vì thế người hành nghề đao phủ như cụ Ngáo khó được mọi người chấp nhận. Nhà thơ Tố Hữu vốn quê ở Huế, từng miêu tả cuộc đời người đàn ông bí ẩn này trong bài thơ “Hỏi cụ Ngáo” như sau: “Nghe nói ngày xưa lão chặt đầu, Đầu xanh, đầu bạc tội gì đâu? Sao không chặt hết đầu bao đứa, Mũ mão rồng nay, áo phượng chầu? Nay lão vác tròng đi thịt chó, Chó vàng, chó mực tội gì đâu? Sao không chặt hết bao con đó ,Lém gót giày Tây, béo mượt đâu?”.
Tương truyền rằng, mỗi ngày cụ Ngáo sẽ rời nhà khi trời còn sớm tinh mơ, chỉ trở về nhà khi mặt trời đã tắt. Ông đi đâu không ai biết, làm gì không ai hay. Chỉ biết đều đặn mỗi ngày 2 lượt, lũ chõ trên đường Tôn Nhơn lại sủa inh ỏi khi thấy cụ Ngáo đi về. Người ta nói rằng, chúng sủa vì chúng vừa sợ hãi, vừa căm thù mùi “tử khí” toát ra từ con người ấy.
Có lẽ vì vậy mà người cụ Ngáo nặng mùi, đi đến đâu lũ chó cũng chạy theo khinh nhờ, sủa vang trời. Lũ con nít ở Thành Nội ngày đó tưng đặt cả vè về đao phủ khét tiếng ấy, đọc rằng: “Xách bót tờ phơi/Đi chơi cụ Ngáo/Ăn cháo không t̼i̼ề̼n̼/Cởi liền áo ra…”.
Cũng có người tỉ mẩn, từng bỏ thời gian ra theo dõi và thuật lại rằng: Cụ cả ngày đi bắt chó chạy rong, chiều ghé bến Thương Bạc lúc bấy giờ còn hoang vu, vắng vẻ để làm thịt. Xong xuôi, cụ treo lủng lẳng con chó sau lưng, băng qua cửa Thượng Tứ, theo đường Tôn Nhơn trở về nhà trong màn đêm nhá nhem.
Nhà nghiên cứu Huế Hồ Tấn Phan từng kể rằng, trong các câu chuyện dân gian được lưu truyền, cụ Ngáo được biết đến là đao phủ nổi tiếng “chém khéo, chém ngọt”. Theo đó, món nghề làm nên tên tuổi cụ Ngáo là “chém treo ngành”.
Được biết, để luyện ngón “chém treo ngành”, hàng đêm cụ Ngáo thường lên vườn chuối ở Thượng Thành luyện tập. Cụ Ngáo vừa luyện chém sao cho ngọt bén, vừa lẩm bẩm hát: “Sống không thù nhau, chết không oán nhau”. Chi tiết này làm nhiều người nhớ tới nhân vật Bát Lê, truyện “Chém treo ngành” xuất hiện trong tập “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân.
Có phải vì báo ứng mà cuối đời sống trong điên loạn?
Tương truyền rằng, mỗi khi chính quyền Pháp thuê cụ ra pháp trường Cống Chém để xử tử tội, cụ sẽ ăn vận áo quần bóng bẩy, thắt đai đỏ ngang hông, tuốt gươm sáng loáng. Sau khi xong việc, đến tối cụ Ngáo sẽ biện một lễ cau trầu rượu xuống miếu Âm Hồn ở ngã tư Anh Danh để xá tội.
Có lẽ vì thế mà đến cuối đời cụ Ngáo gặp báo ứng, sống khổ sở trong điên loạn. Trong mắt nhiều người ở Huế, họ coi cụ Ngáo là nhân vật vừa đáng khinh vừa đáng sợ, nhưng cũng thật đáng thương. Suy cho cùng, nghề của cụ dẫn tới việc điên loạn cũng không phải lạ, và cụ cũng chỉ là người làm công. Kẻ đáng khinh phải là những kẻ gây nên tội ác, hay những kẻ lạm dụng quyền lực, nhân danh công lý nhưng lại để người khác làm việc trừng phạt.
Các số trang viết hiện ghi nhận ở Cống Chém ngày xưa, có hai hình thức xử trảm: Chém đầu và xử giảo (thắt cổ bằng dây thừng). Một người cao niên ở xứ Huế có biết về danh cụ Ngáo bình luận: “Hạng người đó quá khổ, làm ngày mô ăn ngày nớ, cực chẳng đã mới đi chém người chứ ai ưng”.
Nguồn Songdep