Cảm Ngộ Nhân Sinh

Cổ nhân: 4 điểm phân biệt giữa người tầm thường và người tài ba kiệt xuất

By Lan Hòa

September 18, 2021

Lão Tử nói: Quân tử đức dày nhưng dung mạo có vẻ khờ khạo. Bậc quân tử có đức lớn, trí huệ lớn, nhưng bề ngoài lại có vẻ ngốc nghếch. Điều này chính là nói cho chúng ta hãy biết cư xử kiệm lời và khiêm tốn, người như vậy thường sở hữu trí huệ uyên thâm.

Người trí huệ, đức dày như đất mẹ

“Kinh Dịch” có nói: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức; Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật”. Ý nói rằng: Sự vận động của Trời là cương cường mạnh mẽ, quân tử tương ứng với Trời nên người quân tử xử thế cũng phải giống như Trời, phải không ngừng nghỉ tự lực tự cường, cương nghị mạnh mẽ nỗ lực truy cầu sự tiến bộ của bản thân; hình thế của Đất là dày dặn, chứa chở vạn vật, quân tử cũng phải giống như Đất, phải làm dày cái Đức của mình để bao dung, chứa chở muôn loài.

Người đức dày trước hết có nội tâm hướng Thiện, một trái tim nhân ái và bao dung. Người có trí huệ luôn coi “đức dày” là cái gốc để lập thân, là nền tảng của cuộc đời, mà những người tự coi mình là thông minh, mặc dù luôn vắt óc suy nghĩ, đầu cơ trục lợi nhưng cuối cùng cũng không có thiện quả. Mà những người đức dày và thông tuệ, không tranh đấu với ai và thế giới cũng không ai tranh với họ, thông thường là “không cầu mà tự đắc”.

Đức dày là trí huệ tốt nhất của đời người, cũng là nhân phẩm tốt nhất của chúng ta. Đức dày đòi hỏi chúng ta không ngừng tích đức hành thiện, chúng ta thường nói: “Nhật hành nhất thiện”, “Nhật tân kì đức”, mỗi ngày làm một việc thiện là tích thêm đức. Vậy mới nói, cảnh giới đức dày cần không ngừng tích lũy mới có thể đạt được.

Người trí huệ, biết tiến biết lùi

Người trí huệ, biết thế nào là đạt được tiến bộ: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức“, ý tứ rằng, sự vận chuyển của trời đất rất mạnh, không lúc nào ngừng nghỉ, người quân tử cũng theo trời mà tự cường không nghỉ. Một người khôn ngoan trước hết phải biết cách không ngừng tiến bộ và phấn đấu vươn lên. Chỉ những người cầu tiến, dám nghĩ dám làm mới có thể tạo dựng sự nghiệp và bứt phá khỏi bầu trời của chính họ. Nếu bạn thu mình lại, hoặc thậm chí lười biếng, bạn chỉ có thể lãng phí thời gian.

Người trí huệ sẽ biết cách “rút lui” đúng lúc. Trong “Kinh Dịch” có nói:  “Biết thoái lùi, tồn vong mà không mất đi chính nghĩa”. Một người nếu chỉ biết cầu tiến nhưng lại không biết “lùi bước” đúng lúc, rất có thể sẽ mang đến tai họa, cũng không thể tính là người trí huệ thực sự. Một bậc trí giả chân chính sẽ luôn biết cách nắm bắt cơ hội để “tiến và lui” đúng lúc, tiến lên để phấn đấu về phía trước. Cổ nhân có câu: “Lùi một bước, tiến hai bước”, đôi khi “lùi bước” đúng lúc cũng là một loại trí huệ.

Người có trí huệ, cư xử kiệm lời

Lão Tử nói: Quân tử đức dày nhưng dung mạo có vẻ khờ khạo. Bậc quân tử có đức lớn, trí huệ lớn, nhưng bề ngoại lại có vẻ ngốc nghếch. Điều này chính là nói cho chúng ta hãy biết cư xử kiệm lời và khiêm tốn, người như vậy thường sở hữu trí huệ uyên thâm.

Sự tu dưỡng của họ nói lên rằng, không cần thiết phải phô trương bản thân. Sống không tranh đua với đời, khiêm tốn nhún nhường, mới là trạng thái đích thực của bậc trí huệ. Người cư xử kiệm lời cũng không thể che giấu đi sự tài hoa của một người, ngược lại còn khiến họ “tỏa sáng mà không chói lóa”, khiến trí huệ của họ càng thêm thành thục hơn.

“Một bình nước đầy sẽ không phát ra tiếng động, một nửa nước sẽ kêu leng keng”, câu nói này tuy giản đơn nhưng nói lên một đạo lý rất đơn giản. Đó chính là một người thực sự có bản sự hơn người, đối với họ mà nói, khiêm tốn trầm mặc là tốt nhất. Một người nếu đề cao bản thân mình quá cao, chắc chắn sẽ kéo theo sự oán hận và đố kị.

Một người có trí huệ, có tầm nhìn xa trông rộng

Một người trí huệ đều có tầm nhìn xa trông rộng, đều có thể nhìn rõ phương hướng của sự việc. Và điều này chính là do họ có thể nhìn thấy và quan sát được những điều nhỏ bé, giản đơn trong cuộc sống. Nhìn sự vật khi nó mới xuất hiện, có thể đoán biết tương lai của nó, và từ đó sẽ có những thay đổi đáng kể.

《Hàn Phi Tử – Thuyết Lâm Thượng》có viết: “Thánh nhân thấy những điều nhỏ nhặt là có thể nhìn thấy được sáng tỏ tương lai”.

Có thể thấy rằng, “nhìn ra trông rộng”, là phẩm chất cần có của bậc trí giả. Một người nếu có thể có tầm nhìn xa trông trộng, từ những điều nhỏ bé mà có thể biết được tương lai, thì có thể nhìn thấy được cơ hội, từ đó có sự chuẩn bị đầy đủ cho sau này.

 

Nguồn: Dusheng

Lan Hòa biên tập