Cổ nhân có câu: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên”. Cuộc đời này mọi thứ từ khi sinh đều đã được an bài, hết thảy hãy cứ để tùy duyên. Càng cưỡng cầu càng thêm đau khổ; chỉ có thuận theo tự nhiên, càng ít mong cầu thì lòng càng thanh thản.
Một người bạn từng hỏi tôi rằng: “Anh không nhiều tiền hơn tôi, nhưng tôi thấy anh rất thanh thản. Dường như tất cả mọi thứ anh đều dễ dãi và không bị áp lực tinh thần. Anh cho tôi cái bí quyết nào đó được không?”
Câu hỏi chân thành của anh ta làm tôi cảm động, tôi thư vui vẻ trả lời: “Tôi không mơ ước gì trong tâm cả. Anh làm được như thế không?”
Anh ta lập tức tỏ vẻ khó chịu và nói: “Làm sao như vậy được? Mấy ngày qua tôi quá mệt mỏi. Con trai tôi thi rớt môn toán và tôi không biết làm sao để giải quyết. Mới đây tôi nợ tiền visa nhiều quá và chưa đủ để trả… Và còn quá nhiều việc để tôi phải lo, nếu không lo sẽ còn nhiều rắc rối nữa”.
Tôi bình tĩnh nói với anh ta: “Chỉ khi nào anh không mong cầu một điều gì thì anh mới có thể hiểu được cảm giác thanh thản thật sự là thế nào”.
Tôi kể cho anh bạn nghe một câu chuyện. Ngày xưa có một lái buôn rất giàu có gặp một người ăn mày.
Người ăn mày nói: “Ông và tôi đều là bạn cũ. Ông cho tôi xin ít tiền được không?”
Ông lái buôn nhìn người ăn mày rất kỹ và nói: “Tôi nhận ra ông rồi. Trước đây ông cũng giàu lắm. Tại sao bây giờ lại như vậy?”
Ông ăn mày nói: “Thì năm ngoái nhà bị cháy và tài sản của cải của tôi đều bị đốt sạch”.
Người lái buôn hỏi: “Vậy sao ông lại thành ăn mày?”
Người ăn mày nói: “Vì tôi cần tiền mua rượu”.
Người lái buôn hỏi: “Tại sao ông lại mua rượu?”
“Vì có rượu tôi mới đủ can đảm để ăn xin!”
Nghe được điều đó, người lái buôn chợt hiểu ra vấn đề; ông thấy ngay được sự thật về những người thường đã bị mê mờ trong thế gian này.
Ông thở dài nói:“Tất cả những người trên thế gian này thật sự bị nghiện rượu, đàn bà và tiền bạc hết; vì thế họ phung phí cuộc đời. Cuối cùng tất cả đều nằm dưới sáu tấc đất; nhưng tại sao lại sống như thế?”
Ông ta nói với người ăn mày: “Khi nào ông quyết định không cần uống rượu nữa thì đến gặp tôi”. Người lái buôn bỏ đi.
Người ăn mày rất chán nản vì không xin được tiền từ bạn cũ. Ngay lúc đó có một đạo sĩ đến và người ăn mày lập tức hỏi: “Xin ông cho tôi biết ngày mai sẽ ra sao?”
Ðạo sĩ vừa cười vừa nói: “Ông không có gì cả, vậy mà ông lại lo lắng về ngày mai sao? Tại sao ông lại lo lắng về những thứ lặt vặt ấy? Chúng tôi là những đạo sĩ chỉ muốn làm người tốt, từ bi, nhẫn nhục và không có hờn giận ai, hay ham muốn điều gì. Chúng tôi không có nhiều thức ăn cho cuộc sống hằng ngày. Thậm chí khi không có đồ ăn, chúng tôi cũng không cảm thấy đói. Tại sao chúng tôi vẫn có thể thanh thản được?” ….
Sau khi tôi kể xong câu chuyện, người bạn của tôi hình như hiểu được đôi chút rồi nói: “Tôi không lo lắng đến vấn đề này nữa”.
Tôi biết rằng anh ta tạm thời đã bình ổn và nói: “Anh thử làm điều thế này nhé! Chỉ cần trong tâm anh luôn có 3 chữ chân ngôn “Chân – Thiện – Nhẫn”, anh hãy khắc ghi trong tâm và luôn nhắc nhở mình sống chân thành – thiện lương- nhẫn nại; khổ không than, sướng không quên mất bản thân, nghèo không để mất nhân phẩm; mọi việc để thuận theo tự nhiên không lo không cầu… cứ thế dần dần hình thành thói quen như vậy anh sẽ từ từ học được cách xem nhẹ mọi thứ. Khi nào trong tâm anh không còn vướng bận, tôi hy vọng rằng anh rồi cũng có thể được thanh thản được như tôi và những người cũng đang thực hành Chân – Thiện – Nhẫn của môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp”.
Qua câu hỏi của anh bạn làm tôi nhận ra một điều rằng, rằng chỉ có những người trong tâm luôn từ bi, thật thà, nhẫn nhịn được với mọi thứ xung quanh thì mới có thể giữ lòng mình thanh thản. Khi lòng không còn ham muốn, thì người đó có thể tìm thấy ý nghĩa thật sự của cuộc đời; họ mới có thể sống an nhiên tự tại.
Những thứ hiện hữu như tiền bạc, địa vị, tình cảm… quả thực là những yếu tố vô cùng cần thiết với mỗi người. Nhưng khi ta ra đi, những thứ ấy cũng chẳng thể nào mang theo được. Ấy thế mà khi còn sống, ai ai cũng vất vả, chạy ngược chạy xuôi phấn đấu hết mình để dành lấy nó. Mà khi sở hữu rồi cũng không cảm thấy được sự thanh thản và thỏa nguyện; dục vọng vốn dĩ là vô bờ bến; nó còn khiến người ta có rồi còn muốn nhiều hơn thế… Cuối cùng, chợt quay đầu nhìn lại, thời gian – tuổi trẻ – sức khỏe đều đã tàn phai. Mà thực tế “đời người bất quá chỉ một bát cơm”.
Theo luật nhân quả, công danh, địa vị của một người thực chất là nhờ đức tích từ đời trước. Vì sao có người sinh ra, mọi thứ đều rất thuận lợi, con đường học vấn sự nghiệp khá suông sẻ. Có người vừa sinh ra đã bất hạnh, cuộc sống gặp toàn điều không may… Đó chính là sự khác nhau trong số mệnh được an bài của mỗi người.
Con người thường cố gắng làm việc, kiếm tiền cả đời nhưng đến gần cuối đời lại mong có được sự an nhàn, hưởng thụ. Chúng ta cứ mãi tìm kiếm sự thanh thản bên ngoài mà quên đi mất rằng; sự thanh thản chỉ đến khi trong tâm mình buông bỏ được bao nhiêu…
Ít ham muốn tự nhiên ít mệt, ít truy cầu tự nhiên ít ràng buộc; sống thuận theo tự nhiên thì mới có thể ung dung tự tại. Khi trong tâm không mong cầu thì lòng tự sẽ bình yên.