Đời Sống

Cuộc sống là một quá trình tích lũy

By Đăng Dũng

December 25, 2020

Một thanh niên nọ lên núi tìm kiếm sĩ lừng danh để bái sư học kiếm thuật. Anh ta hỏi vị sư phụ: – Thưa thầy, nếu con luyện tập chuyên cần thì phải mất bao lâu mới trở thành một kiếm sĩ?

– Có lẽ 10 năm – Vị sư phụ trả lời. Bất giác người thanh niên lại hỏi: – Cha con đã già rồi và con phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì mất bao lâu? Lặng yên suy tư một lúc, vị sư phụ đáp: – Trường hợp này có lẽ phải 30 năm. Anh thanh niên không giấu được vẻ nôn nóng: – Trước thầy bảo 10 năm, bây giờ 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời gian ngắn nhất.

– Thế thì anh cần ở lại đây 70 năm – Vị sư phụ mỉm cười.

Có câu: “Dục tốc bất đạt”.  Trên thực tế, bạn càng cố gắng hoàn thành một cách nhanh nhất, bạn càng nôn nóng, bạn càng làm mọi việc trở nên rối mù, sức khỏe của bạn tiêu hao, thời gian tiêu hao và tinh lực cũng tiêu hao. Làm việc không thể nhanh chóng theo đuổi mục tiêu một cách mù quáng, chỉ có tích luỹ thật nhiều kinh nghiệm mới có thể phát triển mạnh mẽ. Điều kiện đầu tiên để thành công là tích lũy. Người giỏi thực sự luôn biết tích luỹ, họ cầu sự tinh tuý, họ luôn luôn nỗ lực và biết kiên nhẫn. Thành công không thể đến chỉ sau một đêm. Nếu bạn muốn tỏa sáng trong lĩnh vực nào đó, lòng nhất định phải tĩnh lặng, kiên trì bồi dưỡng.

Từ tốn, điềm tĩnh

Từ tốn và điềm tĩnh là một lại hàm dưỡng cũng là một loại mị lực của đời người. Trên đường đời không thiếu những va vấp nhấp nhô, giữ tâm hài hòa, tâm tĩnh thì mới có thể nghe được âm thanh của sự vật. Người thông tuệ là người có thể giữ sự bình tĩnh trong tâm, tâm thái luôn giữ sự bình thản kiên cường. Trong cuộc sống không nên tùy tiện để lộ cảm xúc của bản thân; cũng không nên tùy tiện than phiền về khó khăn và cảnh ngộ của mình. Khi đối mặt với những việc trọng đại trong đời mà vẫn điềm tĩnh, khi đối diện với những điều nhỏ bé vụn vặt thì không so đo tính toán.

Cẩn thận, tỉ mỉ 

Thành đại sự không nên quên tiểu tiết. Cẩn thận, tỉ mỉ không phải là xét nét, chi li mà là một sự tu dưỡng. Người không nóng vội sẽ có thể cẩn thận suy xét một việc, và ngược lại cái tính cẩn thận, tỉ mỉ cũng sẽ giúp kiềm chế sự nôn nóng của mình. Càng trưởng thành ta lại càng có nhiều phương diện cần cân bằng và viên dung. Cuộc sống đôi khi như một ván cờ, có nhiều phương diện cần phải suy nghĩ phải tính toán trước sau, có rất nhiều việc sai một ly đi một dặm. Mỗi một lần cẩn thận suy xét chính là một lần ta chủ động hướng nội để tìm ra thiếu sót và cải tiến trong mỗi việc mình làm. Một lần như vậy, là một lần bạn buộc phải đối diện với cái chưa hoàn chỉnh của bản thân, cũng sẽ đối diện với cái cố chấp, cái tôi, cái ngạo của mình. Vượt qua được, bạn sẽ thấy tư tưởng của mình đã trở nên thoáng đi, rộng hơn, thăng hoa lên, có thể học hỏi, tiếp nhận nhiều hơn nữa, không còn bị hạn cuộc bởi hiểu biết bạn đầu nữa. Dần dần theo thời gian trôi qua, bạn sẽ thấy được sư thay đổi của chính mình.

Minh Hoàng biên tập