Người đời thường vẫn nói đàn bà yếu ớt. Quan niệm phổ biến rằng đàn ông cường mạnh mới làm được việc lớn. Bởi vậy đàn bà trưởng thành còn gọi là phụ nữ. Phụ nữ chỉ như phụ giúp, phụ vào, vai phụ so với đàn ông. Thời phong kiến thậm chí còn có câu rất khinh mạn: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, một con trai là có con, mười con gái coi như không con! Sự khinh nạn này xuất hiện đã rất lâu. Thật là quá đáng?
1. Kỳ tích thứ nhất: Nữ Oa nặn con người
Mặt đất vắng hoe, thật buồn . Thế giới này thiếu thứ gì đó. Thứ đó là gì? Nghĩ mãi không ra, chợt bà nhìn xuống nước. Dưới mặt nước Hoàng Hà là hình con người. Đó chính là cái bóng của bà. Nghĩ là làm. Bà hăm hở dùng đất sét vàng nhào dẻo với nước và nặn hình người. Những hình người sống động nhưng chung chung không giới tính, sao có thể sinh con đẻ cái. Bà phải hoàn thiện nó.
Nặn xong một người đàn ông, bà thổi một hơi dương khí vào người đàn ông đó, rồi đặt xuống đất. Lập tức, anh ta cười ầm lên, hét rất to và nhảy nhót. Bà lại nặn một người đàn bà, nặn xong, bà thổi một hơi âm khí vào người đàn bà đó, rồi đặt xuống đất. Lập tức, chị ta cười ầm lên, hét rất to và nhảy nhót.
Cứ mệt mài như thế, bà đã làm cho thế gian ngày thêm đông người. Đến lúc bà mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi nhưng việc chưa xong. Bà dùng dây ngoáy bùn, cho bắn tung tóe lên. Những lớp người mới xuất hiện khắp nơi. Bà được tôn xưng là vị thủy tổ trong thần thoại Trung Hoa, (và cả ở Việt Nam).
Theo truyền tụng, bà Nữ Oa đầu người thân rắn, là vợ của Phục Hy. Phục Hy, chồng bà, cũng đầu người thân rắn. Do tích họ thiết lập nên quan hệ vợ chồng, vì vậy, từ thời Hán về sau, hình tượng Nữ Oa và Phục Hy thường được khắc họa có thân rắn quyện vào nhau. Nữ Oa cầm viên quy (công cụ vẽ đường tròn, ngày nay gọi là compa). Phục Hy cầm củ xích (cái thước thợ mộc, , hình một tam giác vuông, để đo góc vuông). Người đời nói quy củ là ngụ ý đến vuông tròn và sự mực thước. Ý nghĩa đó bao trùm lên hôn nhân. Bởi hôn nhân là hình thái chỉ có ở xã hội loài người. Nó phải có quy củ đâu ra đấy. Người đời tôn Nữ Oa là vị thần hôn nhân.
2. Kỳ tích thứ hai: Vá trời
Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở trên cõi trời, đang yên đang lành. bỗng nhiên Thủy thần (thần Nước tên là Cung Công) nổi máu điên, hung hãn làm phản, đem quân đánh phá thiên giới. Thiên giới chao đảo. Hỏa thần (thần Lửa tên là Chúc Dung) đem quân dẹp loạn. Trận đánh vô cùng dữ dội. Cung Công bị thua. Y húc đầu vào núi Bất Chu vốn là một trụ chống trời ở mé tây bắc. Cột chống trời bị gẫy. Vòm trời rách toang. Thật tai hại. Nước ầm ầm tuôn xuống. Khắp nơi ngập lụt. Tình cảnh thảm thương hết chỗ nói.
Nữ Oa không quản khó nhọc, bay đến nơi này nơi nọ khắp cõi trời tìm đá. Bà ngày đêm miệt mài luyện đá và luyện ra 36501 viên đá ngũ sắc, sau đó đã dùng 36500 viên đá ngũ sắc để vá chỗ trời bị rách. Một viên trừ lại chưa dùng. Sách xưa chép Nữ Oa tìm đá ngũ sắc khiến đời sau ngỡ bà tìm 5 loại đá, mỗi thứ đá có riêng một một màu, rồi luyện thành thứ vữa.
Cũng bị hiểu lầm là bản thân những cục đá đó có sẵn 5 màu. Thực ra không phải vậy, đá ngũ sắc chính là vỏ con trai, con sò, được bà lấy về chất thành núi, dùng lửa đốt, hình thành một loại keo để vá. Bởi vậy, đến tận bây giờ ta vẫn thường nhìn thấy những đám mây màu xà cừ óng ánh trên nền trời. Trời được vá, trần gian khô ráo, mọi vật có nơi sinh sống thanh bình. Công lênh to lớn của bà Nữ Oa không kể xiết.
3. Nữ Oa và Tôn Ngộ Không
Lại nói, Nữ Oa phải tìm kiếm khắp nhân gian, luyện ra được 36.501 viên đá để vá lại bầu trời. Bà chỉ dùng hết 36.500 viên và còn dư lại 1 viên.Ít ai biết rằng viên đá này còn ẩn giấu huyền cơ, là cả một câu chuyên dài, khiến hết thế này đến thế hệ khác háo hức, trầm trồ, trong đó có Tây Du ký. Viên đá trên đỉnh Hoa Quả Sơn chứa một phần tinh phách của Nữ Oa.
Trải bao nhiêu mưa nắng, viên đá được hấp thụ khí thiêng đất trời để tạo ra Thạch Hầu (khỉ đá). Thạch Hầu, khỉ đá chính là Tôn Ngộ Không ngang trời dọc đất về về sau. Vậy có thể nói Nữ Oa được xem như là “mẹ” của Tôn Ngộ Không.
Ngay từ đầu Thiên đình cũng biết được gốc gác này nhưng Nữ Oa đã có công luyện đá vá trời bảo vệ tam giới dạo trụ trời bị Thần nước húc gãy. Ơn ấy không thể nào quên.Vì thế sau này khi Tôn Ngộ Không trộm gậy Như Ý, làm mưa làm gió Long cung, sửa sổ sinh tử, phá phách Địa phủ và đỉnh điểm là đại náo Thiên cung, muốn thay thế Ngọc Hoàng làm chủ tam giới… nhưng Ngọc Hoàng và Như Lai cũng không thẳng tay diệt trừ. Thiên đình và Tây Thiên đều không thể xem nhẹ vì có liên quan đến vị nữ thần thượng cổ vĩ đại bậc nhất này.
4. Nữ Oa ở đâu
Sách Trung Hoa chép rằng, bà cùng Phục Hy xuất hiện ở núi Côn Lôn khi hình thành tòa núi danh tiếng này. Phục Hy đóng đô ở Trần Uyển Khâu (nay là Hoài Dương, Hà Nam). Hà Nam ở phía nam Hoàng Hà. Hoàng Hà, con sông màu vàng hùng vĩ chảy mạn bắc đất Trung quốc, khởi nguồn ở cao nguyên Thanh Tạng phía tây tỉnh Thanh Hải, đổ ra Bột Hải ở tỉnh Sơn Đông.
Theo truyền thuyết, mộ Nữ Oa đặt tại huyện Tuy Hòa, trung nguyên tỉnh Hà Nam vì vậy huyện này còn được gọi là Oa Thành. Tại nơi được cho là có phần mộ Nữ Oa, từ thời nhà Hán hằng năm các quân vương đều đến cúng tế, được xem là một lễ lớn. Rất thú vị, Nữ Oa là vị thần phương Nam, vì nguyên do nào đó đã thành người tít tận phương bắc. Bằng chứng rõ nhất từ tên gọi Nữ Oa. Theo kiểu kết cấu chính phụ của Hoa ngữ thì phải nói là Oa Nữ mới đúng.
Này xem, ví dụ:“tiếng Trung Quốc”, Hoa ngữ lại đảo ngược thành “Trung Của hoa” ( Trung Quốc tiếng).“người Việt Nam”, Hoa ngữ lại đảo ngược thành “ 越南人- Yue Nan Ren” (Việt Nam người). “người yêu của tôi”, Hoa ngữ lại đảo ngược thành “ 我的愛人- wo de ai ren” (Tôi của người yêu).Tình trạng trớ trêu này tương tự như đối với Thần Nông , tổ của người Bách Việt, bị nhầm thành Viêm Đế. Dòng Thần Nông Nam, (Theo Đế vương thế kỷ và Sử Ký – Bổ Tam Hoàng bản kỷ ): -Đế Lâm Khôi 帝 魁) tức đế Đồi (con Viêm Đế); -Đế Thừa (帝承) con Đế Lâm Khôi; -Đế Minh (帝明) con Đế Thừa; -Đế Trực (帝直<) con Đế Minh;-Đế Ly (帝釐) tức đế Nghi, con Đế Trực; -Đế Ai (帝哀) tức đế Lai, con Đế Ly); -Đế Khắc (帝克).con đế Ai; – Đế Du Võng (帝罔), con đế Khắc.
Các đời sau của Thần Nông đều có chữ đế ở phía trước, Đế Minh là ví dụ. Không lý gì, vị đứng đầu là Thần Nông ngược lại, không gọi Đế Viêm mà là Viêm Đế. Dịp khác thong thả sẽ nói chuyện này kĩ hơn. Vợ chồng Nữ Oa và Phục Hy sống kề cận nhau cả đời bên sông Hoàng
Phục Hi nhân thấy những hình nét bí ẩn trên lưng long mã (có thuyết cho là con rùa) nổi lên trên sông Hoàng, sông Lạc (một nhánh của sông Hoàng) mà đề xướng ra Hà đồ, Lạc thư. Đây là cơ sở để đến đời Chu thì hoàn thành Kinh Dịch (bởi thế được gọi la Chu Dịch).
Việc này cũng tồn tại những thắc mắc. Trong Kinh Dịch mô tả cảnh sắc phương Nam với văn hóa tre nứa đa dạng chí có ở nam ngạn sông Dương Tử (Trường giang) trở xuống. Cũng ở nam ngạn sông Dương Tử, với sông ngòi chằng chịt, mới giỏi dùng thuyền bè làm phương tiện đi lại.
Dường như những hoạt động sông nước được mô tả trong sách cho phép liên tưởng vùng đất, gần rừng nhưng cũng gần biển, như vùng phía đông Ngàn Hống (Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh ngày nay). Phía bắc Hoàng Hà khó có cảnh tượng này.Nếu suy đoán này không sai thì vợ chồng Nữ Oa, Phục Hy không ở Hà Nam, Trung Quốc? Vả lại, ở Hà Tĩnh có ngọn núi cao tên là Nam Giới với truyền thuyết sau: Ông Tứ Tượng va bà Nữ Oa, hai người khổng lò, có cái ruộng rất to. Tượng mười bốn con sào.
Ông Tứ Tượng ngỏ ý muốn lấy Nữ Oa. Bà Nữ Oa thách ông Tứ Tượng đắp núi thi, nếu ông đắp núi cao hơn, bà sẽ nghe theo. Nữ Oa đắp một ngọn núi cao ngất trời, đứng trên đó có thể thấy khắp cõi trời đất. Dấu tích của ngọn núi cao do bà Nữ Oa đắp, dân gian cho là núi Nam giới (núi “cái ấy” của nam giới), nay vẫn còn ở Hà Tĩnh. Ông Tứ Tượng đắp núi thua nhưng kiên gan đeo đuổi mãi, cuối cùng bà Nữ Oa cũng xiêu lòng lấy ông làm chồng.
Thần nữ Nữ Oa và Thần nam Tứ Tượng đã đẻ ra loài người. Như thế rõ ràng theo thần thoại Việt Nam thì Nữ Oa là vị Thần Nữ đầu tiên.
Biên khảo: ÔNG TRẺ ĐÃ GIÀ