Nguồn: Internet

Văn Hóa

Đạo vợ chồng trong văn hóa Thần truyền

By Lan Hòa

May 12, 2021

Chuyện tình yêu hôn nhân giữa nam nữ là kết quả của duyên phận trong quá khứ và hiện tại, nó liên quan đến vận mệnh dân tộc, gia đình, cha mẹ và con cái, nó có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng sâu sắc đối với đạo đức, sức khỏe, lễ nghĩa, luân lý và cảm thụ của con người. Vì vậy, các bậc thánh hiền giảng rằng đạo vợ chồng là luân thường đạo lý quan trọng ở nơi thế gian con người.

Tình cảm nam nữ xuất phát từ sự công chính, trong sáng và thuần khiết, nam nữ chung sống với nhau xuất phát từ trách nhiệm, sự yêu thương và trân quý lẫn nhau. Lấy tấm gương của cha mẹ làm tấm gương để soi xét tâm hồn, suy xét thói quen sinh hoạt, sức khỏe thân thể, vẻ ngoài đoan chính, phẩm chất và tài năng v.v.

Những tiêu chuẩn và điều kiện này giúp con con người rút ra những kinh nghiệm và bài học, phân biệt được lý trí và tình cảm, tiên thiên và hậu thiên.

Nó cũng trở thành điều kiện tất yếu để có một cuộc hôn nhân mỹ mãn, bền vững, chứng minh cho đạo lý “nhân lành, quả ngọt”, cũng để duy trì sự phát triển và sinh tồn của con người. Đây là văn hóa về hôn nhân mà Thần đã lưu lại cho con người.

Hôn nhân là điều kiện để nhân loại sinh sôi, cũng là cam kết của con người với Thần linh, Trời đất, cha mẹ cũng như đối với người bạn đời của mình. Các tập tục và nghi lễ cưới xin ở phương Đông và phương Tây đề thể hiện ý nghĩa thần thánh này.

Cuộc hôn nhân dù lâu dài hay ngắn ngủi đều yêu cầu hai vợ chồng phải một lòng thủy chung, bất luận nghèo khổ, bệnh tật, sống chết cũng không được rời xa hay phản bội nhau, đều phải giữ lời thề với Thần, tôn trọng và tương hỗ lẫn nhau, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, sát cánh cùng nhau tới già để thực hiện lời hứa của mình.

Trong cuộc hôn nhân bắt nguồn từ mối thiện duyên đời trước, nam nữ phải luôn luôn cảnh giác, không vì tình yêu mà phòng túng dục vọng, không vì tình yêu mà thiên vị công tư, không vì tình yêu mà lạc mất chí hướng, cần phải biết cân bằng hài hòa, tiết chế dục vọng, nam cương nữ nhu, âm dương tương hợp, sinh sôi nảy nở đời sau, kế thừa cơ nghiệp của tổ tiên, đi hết chặng đường mỹ mãn của cuộc đời.

Trong cuộc hôn nhân bắt nguồn từ mối ác duyên đời trước, nam nữ cần tự suy xét bản thân, không nên vì tranh đấu mà làm tổn thương lẫn nhau, không nên vì sắc đẹp mà phản bội nhau, không nên vì giàu sang mà ruồng bỏ nhau, không nên vì hoạn nạn mà xa rời nhau, nên cùng nhau nhẫn nhục, kiềm chế phẫn nộ bất bình, tránh xa những thứ dơ bẩn, chịu khổ tiêu nghiệp, hôn nhân vợ chồng mới có thể trong tôi luyện mà thăng hoa.

Từ góc độ tu hành, quan hệ vợ chồng của con người đã bao hàm những yêu cầu và nguyên tắc về đặc điểm sinh lý, tâm lý, luân lý, tình lý, pháp lý, thiên lý mà Thần Phật đặt ra cho nam và nữ.

Trong tình yêu và hôn nhân, nam và nữ cần thủy chung, kiên định, tôn trọng lẫn nhau, giữ sự tôn nghiêm và giới hạn làm người, đi qua những bước đường thăng trầm của cuộc sống, trong nhẫn nại và tiết chế mà gìn giữ bản tính tiên thiên.

 

Nguồn: Zhengjian.org 

Chân Nhiên