Nguồn ảnh: ST

Văn Hóa

Để con sinh ra trở thành người tài đức vẹn toàn, cổ nhân đã chú trọng “thai giáo” như thế nào

By Lan Hòa

September 13, 2021

Cổ nhân thời xưa rất xem trọng vấn đề “thai giáo”, trong các sách y học cổ đại xưa và các tài liệu về nghi lễ, đã có ghi chép về kiến ​​thức giáo dục thai nhi trước khi sinh. 

Nuôi dưỡng con cái thành nhân, mong con trở nên ưu tú, tài đức vẹn toàn, đó là việc mà bất kể bậc cha mẹ nào trong chúng ta cũng đều mong muốn. Xã hội ngày càng phát triển, con người đối với vấn đề giáo dục con cái lại ngày càng có những nghiên cứu chuyên sâu hơn, đặc biệt là vấn đề thai giáo.

Ngày nay, một số chuyên gia đã từng có những nghiên cứu cho thấy nghe nhạc Mozart khi mang thai có thể phát triển trí não của thai nhi, ngoài ra, tập yoga, nghe nhạc nhẹ, xem video giáo dục trước khi sinh, đọc sách truyện… cũng rất được phổ biến và ưa chuộng.

Bất kể tác dụng hay không, thế hệ cha mẹ đối với việc giáo dục thai nhi không tiếc bỏ ra công sức; mục đích là để đào tạo ra những đứa con “ưu việt” có trí tuệ, khí chất và tài năng. “Thai giáo” hay còn gọi là giáo dục thai nhi, đây là cụm từ không chỉ thịnh hành ở thời buổi hiện nay mà ngay cả trong các sách Trung Y và sách văn chương lễ nghĩa của Trung Quốc cổ xưa đã có không ít những tri thức ghi chép lại.

Thai giáo cần bắt đầu từ suy nghĩ ngay chính, cử chỉ đoan trang, ngôn từ mẫu mực của người mẹ

Tấm gương về giáo dục thai nhi nổi tiếng trong lịch sử là mẹ của Chu Vũ Vương, bà Thái Nhậm (hay còn gọi là Thái Nhẫm). Trong “Liệt Nữ Truyện – Chu Thất Tam Mẫu” miêu tả như sau:

“Khi Thái Nhậm mang thai, không xem kinh kịch bất chính, đau buồn, không nghe những điều dâm dục phóng đãng, không nói lời tự cao tự mãn, khi ngủ thì người luôn nằm ngay ngắn.

Tư thế khi ngồi hay đứng, thân thể tuyệt đối luôn luôn ngay thẳng. Phương pháp giáo dục thai nhi của Thái Nhâm vô cùng hiệu quả, sinh ra Vua Thành Vương, ngay từ nhỏ tài đức đã hơn người, năng lực học tập xuất chúng, chỉ cần biết được một, sẽ học được một trăm. Được hậu thế cho rằng đây là nhờ công đức của Thái Nhâm giáo dục thai nhi, sinh ra được bậc tài đức thánh nhân như Chu Văn Vương”.

Từ Cổ Nhị, một nhà chính trị nổi tiếng thời Tây Hán đã viết trong Tân Thư cho đến học giả Lưu Hướng cũng viết trong cuốn Liệt Nữ, đều có thể thấy cổ nhân đối với việc phụ nữ mang thai là có yêu cầu tương đối nghiêm khắc.

Trong sách chỉ rõ: “Phụ nữ mang thai, thì ngủ không nằm nghiêng, bắt buộc nằm thẳng; đứng thẳng, ngồi ngay, không ăn thức ăn có vị khác lạ, không ăn đồ ăn cắt không đúng cách, không nhìn không nghe sự vật dâm dục; khi cười thì phải nhẹ nhàng, cho dù bực tức thì cũng không nói lời ác độc; buổi tối thì đọc kinh sách cho thai nhi nghe. Làm được như vậy, đứa trẻ sinh ra sẽ là người ngôn hạnh đoan chính, tài đức vẹn toàn”.

Ngoài ra, sách y học cổ đại Y Tâm Phương – Cầu tử quy định đối với thai giáo càng là tường tận, nghiêm cẩn, đồng thời khuyên phụ nữ mang thai có thể nghe nhiều âm nhạc, về phương diện này thì so với phương pháp giáo dục thai nhi hiện tại của chúng ta là có sự tương đồng. Nhưng mà ở đây không phải là âm nhạc trực tiếp ảnh hưởng tới thai nhi, mà là giúp an định tâm thân của người mẹ, bởi vì tinh thần của người mẹ có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Thai giáo chính là dưỡng đức

Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, tất cả từ cử chỉ ngôn hành của người mẹ đều phải có chuẩn mực, dùng đức hạnh để đo lường, lấy thân làm mẫu để đứa trẻ được phát triển trong một trạng thái thuần khiết, trong sạch, thiện lương nhất.

Nói cách khác, thai giáo của người xưa chính là đức giáo, giáo dục nhân phẩm cho con cái ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Nó khác xa với quan niệm thai giáo của xã hội ngày nay khi mà đa phần các bậc cha mẹ hiện đại đều chỉ chú trọng đến thành tích học tập cũng như kỹ năng sống chứ không mấy coi trọng việc giáo dục đức hạnh. Tuy nhiên, đạo đức mới là nền tác vững chắc nhất để phát triển con người.

Lịch sử đã chứng minh, bất kể xã hội nào, hoàn cảnh nào, dân tộc nào cũng vậy, người thành công, trước tiên phải là người có đức. Người có tài mà không có đức cũng tựa như người có tiền xây nhà mà không xây móng, hào nhoáng, nhưng rốt cuộc cũng chẳng thể bền lâu.

Có câu: “Không sợ đường xa, chỉ sợ đường sai“, đường xa thì đi mãi rồi cũng đến chứ đường sai thì càng đi càng lệch. Với vấn đề giáo dục con cái cũng như thế, định hướng giáo dục chính là vấn đề mấu chốt bậc nhất đối với tất cả các bậc cha mẹ. Xã hội hiện nay, đâu đâu cũng thấy các chương trình, trung tâm đào tạo kỹ năng cho trẻ em và người lớn.

Ngày nay, nhiều trẻ em bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức không cần thiết nhưng cái quan trọng nhất chính là đạo đức và nhân phẩm thì lại bị xem nhẹ không chú trọng.

Khi cha mẹ yêu cầu con mình phải hơn người khác về tài năng và thành tích, thì cũng nên nghĩ xem, cha mẹ có thể cho con cái họ điều gì khác ngoài tiền bạc và danh vọng? Hình thức giáo dục nào là tốt nhất cho con trẻ? Có lẽ chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời từ trí huệ về thai giáo của người xưa, bởi lẽ, quay về với con đường truyền thống mới là con đường đúng đắn nhất

 

Lan Hòa TH/ biên tập