Làm Cha Mẹ

Để sống một đời hạnh phúc, an nhiên, tích đức cho con cái, cha mẹ nên làm những điều sau đây

By Đăng Dũng

July 02, 2021

Người xưa có câᴜ: “Cha mẹ hiền lành để đức cho con” cho thấy sự quan trọng của cha mẹ trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con. Đặc biệt là người mẹ, vì là người tiếp xúc thân cận nhất, hay sẻ chia cùng con nên là người có tác động nhiều nhất, khi người mẹ sống như thế nào thì con cũng sẽ sống như vậy.

Người ta thường nói: Có thể có nhân tài sinh ra từ một gia đình nghèo chứ rất ít khi có một người con ưu tú có nguồn gốc từ một gia đình bất hảo. Cách sống của cha  mẹ là nền tảng cho tương lai của con. Nên ta hay nói: Cha nào con nấy.

Một gia đình hạnh phúc, một gia đình con cái đều giỏi giang, ngoan hiền thì thông thường là gia đình có những tiêu chí sau:

Một gia đình như thế luôn là niềm tự hào của con cái và trở thành mẫu hình chuẩn mực mà con cái sẽ mang theo trong suốt cuộc đời. Vì vậy, để sống một đời hạnh phúc, an nhiên cũng mang để tích đức cho con cái, người mẹ nên làm những điều sau đây:

Điều thứ nhất: Cẩn thận tɾong lời ăn tiếng nói

Các cụ xưa có câu: “ Họa từ miệng mà ra” cho thấy mối nguy hiểm từ việc nói những lời thô bạo, thâm độc mà người ta gọi là ác khẩu, ác ngữ. Nói những lời mắng nhiếc, thô tục có thể khiến chúng ta phải ăn năn, hối hận suốt đời. Bởi lẽ con người ta sống với nhau tɾên đời bằng tình thương, vì vậy đừng dùng lời nói làm tổn thương những người xung quanh, đặc biệt là người thân.

Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người, là lực cản trở lớn nhất cho việc tu hành chính đạo, khiến chúng sanh mất đạo tâm, đoạn mất thiện căn làm người.

Lời ăn tiếng nói trong cuộc sống vô cùng quan trọng, vì nhìn vào đó họ đánh giá nhân cách của một con người. Vì thế người ta khuyên “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để nhắc ta nên cẩn thận hơn về lời nói của mình. Với mỗi hoàn cảnh, sự việc hãy suy nghĩ kỹ càng để không phải ân hận về sau.

Với việc chưa rõ ràng, hãy nói một cách cẩn thận vì có thể sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến người khác. Với những việc chưa xảy ra, không được ăn nói hàm hồ, phỏng đoán một cách tùy tiện sẽ gây mất thiện cảm đối với mọi người, …

Điều thứ hai: Biết kiềm chế những cơn giận

Kiểm soát được cơn nóng giận giúp ta tránh được những hậu họa không đáng có xảy ra. Chẳng phải Phật đã dạy trên đời tức giận chính là hình thức kinh doanh lỗ nhất đó sao. Dù cơn giận có xuất phát từ lý do có chính đáng hay không thì nó cũng mang lại phiền não cho chính mình.

Bởi vậy, khi biết kiềm chế cơn nóng giận sẽ khiến bản thân không còn phiền não, có được đức tính nhẫn nhục cao quý. Chỉ cần tâm bạn không nghĩ đến giận hờn thì tự nhiên cơn phẫn nộ sẽ không xuất hiện. Gieo nhân nào rồi sẽ gặt quả ấy, báo ứng rồi cũng sẽ đến với kẻ ác. Vì vậy đừng biến bản thân mình vô tình gieo nhân ác khi chưa nguôi cơn giận.

Điều thứ ba: Luôn nhớ bốn chữ vàng “ Từ, bi, hỷ, xả”

Từ bi hỷ xả là bốn tâm thức cao thượng mà người hướng tới. Từ là tình thương cho vạn vật xung quanh, mong ước mọi người luôn được hạnh phúc. Bi là thương xót cảm thông trước sự đau khổ của người khác, hy vọng họ sớm vượt qua những nỗi đau ấy. Hỷ là vui cùng niềm vui của người khác, thật lòng chúc mừng trước thành côпg của người khác. Xả là từ bỏ tham lam ích kỷ, không cố chấp vào một việc hay bất cứ điều gì.

Bốn tâm này giúp chúng ta xóa bỏ bốn phiền não là sân hận, ganh tị, buồn bực và tham muốn.

Quy luật nhân quả có thể không xảy ra ngay tại kiếp này mà nó sẽ di chuyển qua vòng tuần hoàn của kiếp luân hồi.

Những gì cha mẹ làm có thể báo lên kiếp sau của người con. Vì vậy ngay từ bây giờ hãy sống nhân hậu, yêu thương mọi người, đối xử chân thành với mọi người như đối với chính bản thân mình. Có như vậy đời sau sẽ ăn được trái ngọt.

Nguồn: Songthat Nhung Nguyễn biên tập