Văn Hóa

Phiên bản đời thực của Nàng Bạch Tuyết và bảy Chú lùn

By Truong Phong

January 11, 2022

Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn là một trong những câu chuyện cổ dân gian gắn với bao thế hệ. Thông thường những câu chuyện dân gian và thần thoại thường dựa trên những con người và sự kiện có thật và mô tả về cuộc sống hàng ngày trong xã hội mà chúng được viết ra.

Những câu chuyện sẽ được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng cũng chính việc truyền miệng làm nội dung các câu chuyện bị lệch đi và thay đổi theo thời gian. Các cốt truyện gốc đã bị biến đổi và trở thành những câu chuyện cổ tích.

Nàng Bạch tuyết và Bảy chú lùn trở thành một phần tuổi thơ của biết bao thế hệ

Anh em Grimm – Tác giả câu chuyện nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn

Anh em nhà Grimm, tác giả của bộ sưu tập đồ sộ về văn học dân gian của châu Âu. Những câu chuyện được họ đã thu thập từ nhiều nguồn truyền miệng khác nhau. Họ chọn lọc, ghi chép lại.

Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn là một câu chuyện cổ tích kinh điển. Mặc dù có nhiều giá trị và sự kiện đã bị bỏ qua. Tuy nhiên họ vẫn giữ lại được các nguyên tắc phổ quát rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Điều này mang lại cho những người lương thiện niềm hy vọng trong mọi tình huống.

Phiên bản đời thực của Nàng bạch tuyết

Trong chuyện cổ tích Bạch Tuyết bị mẹ kế hãm hại vì cô là người xinh đẹp hơn cả bà ấy. Sau khi ăn phải táo độc Bạch tuyết đã hôm mê trong rừng thời gian lâu. Phải nhờ đến vị Hoàng tử giúp đỡ cô mới có thể hồi tỉnh. Những chi tiết này làm người ta luôn nghĩ Bạch tuyết và Bảy chú lùn chỉ là cổ tích không có thật.

Tuy nhiên khi tra cứu các tư liệu cổ, người ta tin rằng nàng Bạch Tuyết được lấy cảm hứng từ Maria Sophia von Erthal. Cô sinh ngày 25/6/1725, ở Lohr Bamberg, Main, cách Bamberg khoảng 100km về phía Tây Nam nước Đức.

Maria Sophia một cô gái nhân hậu và xinh đẹp

Maria Sophia là một cô gái trẻ xinh đẹp được nuôi dưỡng trong một lâu đài. Tuy nhiên cô không phải là một công chúa. Maria Sophia được miêu tả trong hồi ký gia đình là “một thiên thần của lòng thương xót và nhân hậu”. Cô được mọi người ghi nhớ trong trái tim họ vì những hành động từ thiện mà cô dành cho người nghèo và những người đau khổ.

Cha cô, Philipp Christoph von und zu Erthal, là một quý tộc vùng Mainz. Sau khi mẹ ruột của Maria Sophia qua đời vào năm 1738, cha cô tái hôn.

Theo truyền thống, Von Erthal đã tặng cô dâu của mình một món quà ngay trước hôn lễ của họ. Nó là một “chiếc gương”. Chiếc gương này cao 1,6 mét và được trang trí bằng những đồ trang trí và chạm khắc tinh xảo. Ngày nay vẫn có thể được nhìn thấy chiếc gương này trong Bảo tàng Spessart ở Lâu đài Lohr, Stuttgart, nơi mẹ kế của Maria Sophia từng cư ngụ.

Chiếc gương được tạo ra vào khoảng năm 1720 bởi công ty riêng của von Erthal “Mirror Manufacture,” ở Đức. Điều thú vị là tấm gương của bảo tàng được ghi “Amour propre” (tiếng Pháp có nghĩa là “niềm tự hào”)

Bạch Tuyết và người mẹ kế

Cuộc sống của Maria Sophia dưới sự giám sát thường xuyên của người mẹ kế độc tài, nhưng nó không giống như những gì câu chuyện cổ tích miêu tả.

Người ta cũng chưa tìm thấy bằng chứng nào cho thấy một việc người thợ săn đã cố gắng sát hại Maria Sophia. Nhưng rõ ràng cuộc sống của cô đã không hề dễ dàng. Và cuộc sống khó khăn này được anh em nhà Grimm kể lại như một câu chuyện cổ tích.

Bảy chú lùn

Khu rừng cây đáng sợ xuất hiện trong câu chuyện cổ tích được cho là dựa trên một khu rừng ở ngoại ô Lohr. Nó được biết đến là nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã và những nạn cướp đường.

Bạch Tuyết được cho là đã chạy qua bảy ngọn đồi trước khi đến túp lều của bảy chú lùn trong truyện cổ của Anh em nhà Grimm. Những người lùn làm việc trong một hầm mỏ, và trên thực tế, có một mỏ bỏ hoang bên ngoài Lohr có thể đạt được bằng cách đi bộ qua bảy ngọn đồi.

Người ta không biết liệu có bất kỳ người lùn nào trong cuộc sống của cô ấy vào thời điểm đó hay không. Nhưng thực tế là có những khu mỏ gần đó. Các khu mỏ này được cho là chỉ tuyển dụng “những người đàn ông có thân hình nhỏ”.

Quả táo nhiễm độc

Đối với những người quan tâm đến nguồn gốc của quả táo bị nhiễm độc. Ở Lohr có một số lượng lớn vườn cây ăn quả. Quả táo độc có thể là loại cây Atropa belladonna .

Những điều sai khác với câu chuyện cổ tích

Tuy nhiên, Maria Sophia thật đã qua đời vào năm 1796 ở tuổi 71 trong một tu viện. Nếu có một hoàng tử đã cứu cô ấy khỏi bị đầu độc khi còn trẻ thì đến nay người ta vẫn chưa tìm ra anh ấy. Theo giám đốc bảo tàng Holger Kempkens, Maria Sophia cô được an táng tại Bamberg – cách nơi anh em Grimm sinh sống chỉ 50 km.

Trong cuốn sách năm 1994 của Schneewittchen: “Bạch Tuyết: Đó có phải là một câu chuyện cổ tích?”, học giả người Đức Eckhard Sander khẳng định Bạch Tuyết được mô phỏng theo Margarete Von Waldeck, một nữ quý tộc Bavaria thế kỷ 16.

Và nữ hoàng độc ác có thể dựa trên phiên bản đời thực của Katharina von Hatzfeld, mẹ kế của cô gái mang tên Margarete von Waldeck – trẻ trung đáng yêu. Có nhiều ghi chép liên quan đến việc đối xử không tốt của người mẹ kế với con gái.  Nhưng dữ liệu đủ để khẳng định là bà ta đã qua đời trước cô gái.

Điều đáng chú ý là nàng Margarete lớn lên ở Bad Wildungen. Tại nơi này anh trai cô điều hành một mỏ đồng với nhân công là những đứa trẻ nghèo đói. Và chúng được đặt biệt danh là “những chú lùn”.

Nguồn: Vision Time