Đời Sống

Đôi khi, buông bỏ là một loại kiên trì khác

By Đăng Dũng

January 30, 2021

1. Có thể trước mặt một người nào đó, bạn chẳng là gì cả, nhưng với một người khác bạn lại là bảo vật vô giá. Hãy biết giá trị của bản thân ở đâu, đó chính là đạo lý sống của con người.

2. Sau cơn mưa thường là bầu trời rực rỡ, qua đêm đen chính là ánh rạng động tuyệt đẹp. Hoàn cảnh phiền não cũng là lúc để tôi luyện cái tâm của mình.

3. Phản ứng một cách thái quá với những chuyện nhỏ nhặt hoặc những hiểu lầm trong công việc, cuộc sống, sẽ khiến bản thân mình và cả những người xung quanh cảm thấy rất mệt mỏi. Nếu cần thiết hãy lựa chọn đơn giản hóa vấn đề và bỏ qua những việc không đáng để tập trung tinh lực vào những việc cần thiết hơn.

4. Một sự việc, dù cho có tốt đẹp hơn nữa, nhưng nếu không có kết quả, thì không cần phải quá vướng mắc. Nếu cứ thế mãi, lâu dần bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi chán chường. Một người, dù bạn có quyến luyến hơn nữa, nhưng nếu không nắm bắt được, chúng ta phải biết buông tay một cách kịp thời. Còn như cứ chấp trước thế mãi, lâu rồi bạn sẽ tổn thương, đau lòng. Đôi khi, buông bỏ là một loại kiên trì khác.

5. Thay vì thay đổi người khác hãy tự thay đổi bản thân, đó mới chính là con đường đi tới hạnh phúc gần nhất.

6. Thỉnh thoảng hãy ngoảnh đầu nhìn lại, nếu không bạn sẽ luôn tìm kiếm, mà không biết bản thân đã mất những gì.

7. Chúng ta đều từng khóc lóc nỉ non khi yếu mềm, chúng ta đều từng vấp ngã bầm dập. Đối mặt với hiện tại, hiểu thấu và coi nhẹ – đó chính là quá trình để chúng ta trưởng thành, đứng vững trước cuộc sống.

8. Đời người, có rất nhiều con đường để lựa chọn; vậy nên, đi không thông cứ bình thản chuyển hướng. Trong cuộc sống cũng không thiếu những điều thất vọng; vậy nên khi đến giới hạn cứ nhẹ nhàng buông tay.

9. Kỳ thực, mỗi người chúng ta đều có thể nhìn thấy bản thân thông qua người khác.

10. Bắt đầu từ bây giờ, hãy quên đi tất cả những sai lầm mà bạn đã từng phạm phải, và sau đó cố gắng bù đắp lại những thiếu sót đó.

Minh Hoàng biên tập