Chuyện trên đời không thể muốn sao liền được vậy, hãy đặt mình vào vị trí của người khác mà suy nghĩ một chút, như vậy mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn.
Nhiều chuyện xảy ra xung quanh khiến chúng ta không khỏi có những lời bán tán, phán xét người khác, thậm chí xúc phạm họ nhưng với bất kỳ ai nào cũng vậy, hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ xem cảm giác của mình ra sao. Cảm thông cho nhau, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời thật an yên và nhẹ nhàng biết mấy.
Có một triết gia muốn lùa bò vào chuồng, nhưng bất kể là ông kéo mạnh về phía trước hay quất mạnh vào phía sau, con bò sống chết cũng không chịu nghe lời ông mà đi vào chuồng.
Một người nông dân đi ngang qua thấy thế, bèn mỉm cười, đồng thời nhổ một nắm cỏ trên mặt đất, sau đó đặt trước miệng con bò. Không ngờ, con bò ngoan ngoãn đi theo người nông dân vào chuồng bò.
Sau nhiều lần suy nghĩ, nhà triết học đã tổng kết những triết lý sau từ câu chuyện này: Mỗi người đều có sở trường phù hợp với riêng mình, ví như một triết gia không thể bằng một người nông dân trong vấn đề đối xử với gia súc.
Muốn người khác làm việc gì đó, thì cưỡng ép là không được, dù bạn có cố gắng hết sức cũng không thể được. Trên thực tế, tất cả những gì chúng ta cần làm, chính là cho người đó một chút ngọt ngào và hy vọng trong cuộc sống này.
Chuyện trên đời không thể muốn sao liền được vậy, hãy đặt mình vào vị trí của người khác mà suy nghĩ một chút, như vậy mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn rất nhiều.
Có một người chăn cừu đang đi về phía trước, bước chân đều từ trái sang phải. Theo sau anh ta, có một bầy cừu lẽo đẽo đi theo, mặc dù nó không bị trói bằng dây, nhưng vẫn theo bước người chăn cừu như hình với bóng, cũng đi từ trái sang phải, không rời một bước.
Nhà triết học thấy vậy, cảm thấy rất kỳ lạ, bèn hỏi người chăn cừu: “Anh không dùng dây để dắt cừu, tại sao nó có thể theo sát anh không rời vậy?”.
Người chăn cừu trả lời: “Thứ buộc bầy cừu không phải sợi dây, mà là sự quan tâm, yêu thương của bạn dành cho bầy cừu”. Câu trả lời của người chăn cừu khiến nhà triết học phải suy nghĩ:
Để duy trì tình cảm giữa người với người, thì không phải chỉ dựa vào sợi “dây thừng” hữu hình để trông coi hay giới hạn họ, mà phải dựa vào sự quan tâm, chăm sóc của tình yêu thương.
Đặt mình vào vị trí người khác là điều nói thì dễ nhưng không đơn giản khi thực hiện. Bởi trong mỗi con người luôn có một cái tôi, thậm chí, cái tôi ấy lớn đến nỗi chẳng bao giờ chúng ta muốn hạ thấp mình để ngước nhìn một ai đó.
Từng có 1 câu chuyện thế này về cách vị giáo sư xử lý 2 cậu học trò đang cãi nhau. Người thầy đã gọi 2 cậu lên, mỗi người đứng 1 bên rồi đặt 1 quả bóng ở giữa. Sau đó, ông yêu cầu 2 người hãy trả lời quả bòng này màu gì.
Và thật ngạc nhiên là dù nhìn vào cùng 1 quả bóng thì 2 cậu lại đưa ra hai câu trả lời khác nhau. Một người khẳng định đó màu trắng còn người còn lại thì đảm bảo 100% là quả bóng màu đen.
Cả hai vẫn tiếp tục tranh cãi một vấn đề mà cả lớp đều thấy. Để giải quyết triệt để, thầy giáo đã cho hai người đổi vị trí cho nhau. Sau khi đứng ở vị trí người còn lại, cả hai đã không còn cãi nhau nữa. Câu trả lời đó chính là quả bóng có 2 mặt, 1 mặt trắng và 1 mặt đen.
Cách giải quyết này của vị giáo sư là muốn để cho học trò của mình thấy rằng giống như vấn đề mà cả hai gặp phải, khi đã tin chắc điều mình nói là đúng thì sẽ chẳng thèm quan tâm gì đến ý kiến của người khác nữa.
Thay vì tìm hiểu, đặt bản thân mình vào vị trí của đối phương thì họ lại nhất nhất bảo vệ quan điểm của mình. Ở đây, chính là cái tôi to lớn đã giữ họ lại, ngăn họ thử tìm hiểu người khác
Nếu cuộc sống này chúng ta đều cố gắng đặt mình vào vị trí của nhau thì sẽ tốt biết mấy. Cảnh giới cao nhất của sự tu dưỡng mà mỗi người có thể đạt được chính là tấm lòng lương thiện được bồi đắp từ việc biết đặt bản thân mình vào vị trí của người khác, biết cảm thông cho người khác và yêu thương thêm thế giới này.
Hi vọng bạn có thể yêu thương và trân trọng cuộc đời này và rồi cuộc đời cũng sẽ yêu thương và trân trọng bạn như chính cách mà bạn đã yêu thương nó.
Nguồn: Secretchina
Huy Hiếu