Nguồn ảnh: m.yao51

Cảm Ngộ Nhân Sinh

Đức hạnh là nền tảng của hạnh phúc, là bản chất của mọi điều tốt đẹp

By Đăng Dũng

June 02, 2021

Mọi phẩm chất tốt đẹp cần được thể hiện ở trong những hành động cụ thể. Nếu một người có cử chỉ và hành động đúng, đồng nghĩa với việc là người đó có nhân cách tốt, có đức hạnh. Không bao giờ có một người thực sự vĩ đại mà lại không có đạo đức cao cả. Đức hạnh là phương thuốc chữa lành hết mọi khổ đau bệnh tật về cả thân và tâm của con người.

Tri thức trong đầu và đạo đức trong tim, thời gian cống hiến để nghiên cứu và lao động thay vì sống hình thức và tận hưởng lạc thú, đó là cách để trở nên hữu dụng, và nhờ vậy, con người mới có được hạnh phúc. Con người sẽ không thể thoát khỏi bi kịch khi mãi cùng quẫn trong tội lỗi

Trong “Phật gia kinh điển cố sự” (chuyện cổ Phật gia) có ghi lại một câu chuyện như sau: có một người sau khi chết đến gặp 

Phật Tổ, anh ta vừa khóc vừa nói với Phật Tổ: “Thưa Đức Phật, tại sao Ngài lại nhẫn tâm như vậy? Ngài để con cả ngày phải bận rộn, nhưng chẳng được gì cả; ban đêm hồn vía lên mây, run rẩy sợ hãi, không có ngày nào mà con không đau khổ!”

Đức Phật hỏi: “Thế đó là vì sao?”

Người đàn ông trả lời: “Ban ngày vì kiếm tiền để sinh sống, con đã nói nhiều lời dối trá, làm nhiều điều trái với lương tâm, nhưng đó là để sinh tồn, con chẳng để giành được gì cả. Khi đêm đến, con không tài nào ngủ được, cứ như đang ở trong địa ngục vậy. Thưa Đức Phật, cuộc sống con người vốn không dễ dàng, Ngài vì sao cứ muốn hành hạ con như thế?”

Đức Phật nói: “Ngươi lừa dối người khác để kiếm sống, chứ không phải sinh tồn bằng con đường chính đáng. Ta là người nhân từ, sẽ không bao giờ đẩy một người chính trực vào tình cảnh tuyệt vọng. Tâm hồn của ngươi đầy cỏ độc, cần một liều thuốc mới có thể loại bỏ nó.”

Người này vội hỏi: “Đó là loại thuốc gì vậy? Ngài hãy cho con biết tên thuốc, con sẽ mua ngay!”

Đức Phật nói: “Thuốc đó là đạo đức. Đạo đức là thần dược có thể ngăn ngừa mọi bệnh tật.”

Trong thời Nam Bắc triều, cuốn sách cổ “Lục dị truyện” của Lưu Tống đã ghi lại một câu chuyện về một huyện lệnh bị nhiễm bệnh dịch đã cầu xin các vị Thần chữa lành. Câu chuyện như sau: Ngô Sỹ Cơ là quan huyện lệnh Gia Hưng, bị nhiễm bệnh sốt rét. Khi đi ngang qua một ngôi đền ở Vũ Xương, ông đã phái người thay mặt mình đến cúng bái và thành tâm cầu nguyện Thần linh giúp ông thoát khỏi căn bệnh “sốt rét” mà ông đang mắc. 

Sau khi rời khỏi đền thờ hơn 20 dặm, ông dừng lại nghỉ và ngủ. Trong giấc mơ, ông thấy một người cưỡi ngựa trên mặt hồ đuổi theo ông và gọi, đuổi rất gấp. Cuối cùng cũng đuổi kịp thuyền của Ngô Sỹ Cơ, ông ta và một quan sử lên thuyền, bắt trói một sinh mệnh giống như đứa trẻ con và mang nó đi. Ngô Sỹ Cơ tỉnh dậy, bệnh sốt rét của ông đã khỏi..

Qua câu chuyện văn hóa truyền thống này, có thể thấy con người mắc bệnh không phải là vô duyên vô cớ, mà cũng là do một loại sinh mệnh gây nên. Cầu Thần linh giúp đỡ là giải pháp tốt nhất, mà tin vào Thần Phật đó chẳng phải thuộc phạm trù đạo đức của con người thế gian sao?

Cũng giống như việc con người mắc bệnh, tai nạn ở nhân gian cũng không phải vô duyên vô cớ, mà đều là do Thần linh an bài, có tránh được tai họa hay không đều liên quan đến đạo đức của con người tại thế gian, người tốt không nằm trong số đó. 

Vương Lão Thực suốt đời thẳng thắn công bằng, kính ngưỡng Thần Phật, mua bán sòng phẳng, thiện đãi người tu luyện, đã tích đức từ trước nên có thể cho ông thấy được quá trình sắp đặt tai họa và nguyên do thoát được tai hoạ, đó là Thần linh khích lệ ông không ngừng làm việc thiện.

Phương thuốc tốt nhất để giải quyết mọi bệnh tật và tai họa trên đời chỉ có thể là đạo đức, là chuẩn mực đạo đức mà Thần Phật công nhận, trước tiên phải tin vào Thần Phật, tôn kính Thần Phật, mới có thể nói là đạo đức chân chính. Phật gia từng dạy con người cần hướng đến Chân Thiện Nhẫn để rèn giũa mình bởi Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá người tốt xấu.

Nguồn Chanhkien.org

Nhung Nguyễn biên tập