Trong xã hội, nhiều người phấn đấu hết mình, cả một đời tranh đấu ngược xuôi cuối cùng cũng không đạt được thành tựu như ý. Nhiều người rất giỏi nhưng lại không thành công bằng người không có tài năng gì. Nếu thành công hay sự sướng khổ của đời người không phải do tài năng hay bản sự; vậy đán án nằm ở đâu? – Người xưa bảo “có đức mặc sức mà ăn”, “tích đức, tổn đức”… Trí tuệ của cổ nhân rất thâm sâu, có lẽ câu trả lời nằm ở chữ “đức” mà ra!
Kỳ thực, nhiều nhà khoa học từ lâu đã phát hiện, “Đức” là một dạng vật chất, có thể chuyển hóa thành phúc phận của con người, thậm chí có thể được tích trữ qua nhiều kiếp sống.
Từ xưa tới nay, con người vẫn luôn tranh luận rằng, vật chất và ý thức cái nào có trước. Rồi cứ loay hoay mãi trong bài toán giải đố của triết học. Kỳ thực, nghiên cứu khoa học về thân thể người đã chứng minh tư duy con người bắt nguồn từ đại não chính là vật chất; nó có hình thái giống như sóng điện não mà chúng ta đo được. Như vậy, tư duy của con người vừa là một thứ ở trong tinh thần, nhưng đồng thời cũng là một thứ tồn tại vật chất. Tức là, vật chất và ý thức là một thể thống nhất!
“Đức” là một loại vật chất tồn tại ở một không gian khác mắt người không thấy được
Thực vậy, Tiến sĩ David Bohm – một trong những nhà vật lý về lý thuyết quan trọng nhất thế kỷ 20 cũng xác định rằng: ý thức là một dạng thức tinh vi hơn của vật chất, và “sự phân chia vũ trụ thành hữu cơ và vô cơ là vô nghĩa”; “Ngay cả một viên đá cũng có sự sống theo một phương diện nào đó… vì phương thức hiện diện của sự sống và trí tuệ không chỉ có trong vật chất, mà còn ở năng lượng, khoảng không, thời gian… của toàn vũ trụ… Mọi thứ đều có sự sống”.
Hơn nữa, Tiến sĩ William Tiller – một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về cấu trúc vật chất cũng nói rằng: “Cuối cùng người ta cũng sẽ xem ý thức là một đặc tính của vũ trụ, nó có khả năng tạo ra phóng xạ, sinh ra vật chất. Ở phương diện này, người ta rốt cuộc sẽ khám phá ra đặc tính của vật chất phụ thuộc vào ý thức nội tại của nó.”
Như vậy, vật chất và ý thức là một thể thống nhất, còn “đức” – một thứ vốn được coi là thuộc về phạm trù ý thức, cũng là một thứ tồn tại vật chất.
Mặc dù khoa học thực chứng chưa thể quan sát thấy vật chất “Đức”, nhưng đã quan sát được trường năng lượng của cơ thể người. Trường này có liên hệ mật thiết với vật chất “Đức” ở không gian bên kia. Họ phát hiện rằng, khi một người thể hiện những cảm xúc tích cực, như vui chơi, nói chuyện đùa thì trường năng lượng của họ sẽ mạnh hơn. Ngược lại, những cảm xúc tiêu cực như tức giận, đố kỵ, thù hận sẽ khiến trường năng lượng của họ thu nhỏ lại, suy giảm hoặc thậm chí là biến mất.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa là, phát hiện của khoa học lại rất trùng khớp với tiết lộ của Lạt Ma Lobsang Rampa trong cuốn tự truyện “Con mắt thứ ba”, rằng “Đức” (hay “đức hạnh”) của một cá nhân được đo lường thông qua trường năng lượng cơ thể của họ. Ông cho biết: “Thân xác con người được bao phủ bằng một lớp vỏ như sương mù muôn màu nghìn sắc, đó là hào quang. Những vị có thần nhãn nhìn vào hào quang của một người, có thể quan sát các màu sắc đó mà hiểu được tình trạng sức khỏe, đức hạnh và trình độ tiến hóa [tinh thần] của người ấy.”
Tức là, khi làm điều tốt thì sẽ tích được “Đức”, trường năng lượng cơ thể sẽ mạnh hơn, còn khi làm điều xấu thì bị tổn “Đức”, trường năng lượng cơ thể sẽ bị suy giảm, thậm chí biến mất. Điều này lại cũng hết sức trùng khớp với lời giảng của người xưa về “tích Đức” hay “tổn Đức”!
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là, bằng cách nào mà vật chất “Đức” này có thể chuyển hóa thành phúc phận cho con người?
“Đức” có thể chuyển hóa thành phúc phận
Trong nghiên cứu của môn vật lý cao năng lượng, các nhà khoa học nhận định rằng, năng lượng chính là những lạp tử vật chất nhỏ nhất như nguyên tử, neutron. Đây cũng là điều đã được khoa học chứng thực khi nghiên cứu về khí công. Cụ thể, khi thực hiện đo năng lượng các khí công sư phát ra, các thiết bị đều đo thấy hồng ngoại, tử ngoại, siêu âm, hạ âm, điện, từ, tia phóng xạ gamma, nguyên tử, neutron v.v. những thứ đó cũng đều là tồn tại vật chất. Tức là nghiên cứu này đã chứng minh một điều, các hạt vi quan mà khí công sư phát ra cũng chính là một dạng tồn tại của năng lượng. Vì thế mà đối với con người chúng ta, Đức – một loại vật chất tồn tại trong không gian vi quan hơn, cũng là một loại năng lượng.
Về mối quan hệ giữa vật chất và năng lượng tinh thần, David R.Hawkins – Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần, nhà nghiên cứu nhận thức và giảng viên tâm linh nổi tiếng người Mỹ, cũng đã thực hiện nghiên cứu khoa học và ghi lại phát hiện của mình trong cuốn sách “Power vs Force” (tạm dịch: Năng lượng tinh thần và Sức lực cơ bắp), một trong những cuốn sách được đánh giá là “sẽ thay đổi cuộc đời bạn”. Khi nghiên cứu, ông đã ứng dụng vật lý lượng tử, thuyết hỗn độn (chaos theory), để tìm ra mối quan hệ giữa con người, vũ trụ và ý thức. Trong “Power vs Force”, David R.Hawkins kết luận rằng, một khi chúng ta cho đi thứ gì sẽ nhận lại thứ ấy:
“Vũ trụ lưu giữ hơi thở của nó giống như chúng ta lựa chọn con đường chúng ta đi. Từng khắc từng khắc; đối với vũ trụ, bản chất của sự sống tự nó có ý thức rất cao. Mỗi hành động, suy nghĩ và sự lựa chọn đều sẽ thêm vĩnh cữu vào một bức tranh ghép mảnh (mosaic); các quyết định của chúng ta tạo ra làn sóng khắp vũ trụ của ý thức và ảnh hưởng lên sự tồn tại của vạn vật.”
“Hơn hết, vũ trụ không quên lãng. Có rất nhiều khía cạnh đối với câu hỏi nghiệp lực (karma), nhưng mỗi sự lựa chọn của ai và lựa chọn như thế nào đều sẽ trở thành một lựa chọn quan trọng. Tất cả các sự lựa chọn của chúng ta đều sẽ quay trở lại vào cuộc đời của mỗi người. Chúng ta cuối cùng sẽ phải chấp nhận sự chịu trách nhiệm cho mỗi suy nghĩ, lời nói và hành động mà chúng ta đã tạo ra. Và tái trải nghiệm chính xác bất kỳ sự đau đớn nào mà chúng ta đã gây ra cho người khác. Trong ý nghĩa này, mỗi chúng ta đều tự tạo ra thiên đường hay địa ngục cho bản thân.”
Kết luận của Tiến sĩ Hawkins tương đồng với định luật III của nhà bác học Newton rằng: “Đối với mọi tác động thì đều có phản ứng đồng đẳng và ngược chiều”. Đương nhiên, nó cũng phù hợp với luật nhân quả của vũ trụ!
Ngoài ra, trong cuốn ‘Những bàn tay ánh sáng’, Tiến sĩ Babara Ann Brenna, chuyên gia trong lĩnh vực trường năng lượng sinh học của con người, và từng là chuyên viên khoa học của NASA, cũng viết: “[Trong] quá trình hóa thân trước lúc thụ thai… linh hồn sẽ gặp gỡ các hướng đạo tâm linh để dự kiến cuộc đời sắp tới. Trong cuộc gặp gỡ này, linh hồn và hướng đạo xem xét những nhiệm vụ mà linh hồn phải hoàn thành trong quá trình sinh trưởng của nó, điều này có quan hệ đến nghiệp lực.”
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: Bản thân vũ trụ có các đặc tính quyết định vai trò của “Đức” và “Nghiệp” cũng như việc chuyển hóa “Đức” và “Nghiệp” thành phúc phận hay tai ương.
Nhưng một vấn đề hết sức nan giải được đặt ra là, làm sao mà Đức có thể được tích trữ qua nhiều kiếp sống?
Đức có thể được tích trữ qua nhiều đời đời kiếp kiếp
Chắc hẳn mọi người đã nghe các nhà tâm linh nổi tiếng trên thế giới đề cập đến thư viện vũ trụ Akashic, nơi chứa đầy những cuốn sách ghi chép chi tiết toàn bộ các sự kiện lịch sử, hiện tại và tương lai của nhân loại. Một số người vẫn cho rằng Akashic là điều huyền hoặc! Kỳ thực, nó hoàn toàn không hề huyền hoặc chút nào.
Nhiều thí nghiệm khoa học về vướng víu lượng tử đã khẳng định rằng có tồn tại các vật chất mà khoa học chưa nhìn thấy được có thể chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng và thời gian cũng có vướng víu lượng tử. Theo thuyết tương đối của Einstein, nếu một vật thể có thể chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng, thì vật thể ấy có thể đi ngược thời gian, trở về quá khứ. Nghĩa là, ở một không gian mà con người không nhìn thấy được bằng cặp mắt thịt này, hay kể cả bằng những máy móc khoa học hiện tại, những gì tồn tại trong quá khứ có thể được nhìn thấy, thông qua một phương pháp đặc biệt, ví dụ như con mắt thứ ba.
Điều này là phù hợp với lời giảng “một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất” trong các tôn giáo. Và sự thật là, thế giới hiện nay cũng đã công nhận 6 loại công năng đặc dị, gồm cả túc mệnh thông, tức khả năng biết được tương lai quá khứ của một cá nhân, sự thịnh suy của xã hội, thậm chí là quy luật biến hóa của toàn thiên thể!
Không những vậy, trong cuốn sách ‘Power vs Force’, Tiến sĩ Hawkins còn khẳng định: “Mọi vật trong vũ trụ đều liên tục sinh ra năng lượng với tần số riêng biệt, nó bất diệt với thời gian và có thể được “đọc” bởi những ai biết cách. Mỗi hành vi, cử chỉ và ý niệm tạo thành một bản ghi vĩnh cửu. Mỗi suy nghĩ đều được ghi lại mãi mãi. Nơi đây không có bí mật; không có những điều bị che giấu và cũng không thể làm như thế. Tinh thần của chúng ta “đứng” trần trụi cùng thời gian và đều bị nhìn thấu. Những hành vi, suy nghĩ trong cuộc đời của mỗi người, đến cuối cùng đều phải chịu trách nhiệm trước vũ trụ.”
Theo đó, sự hình thành, phát triển, suy lão và diệt vong của bất cứ thứ gì, vật chất hữu hình hay vô hình; bất kể suy nghĩ, hành động, lời nói của bất kỳ cá nhân nào cũng được ghi và lưu lại vĩnh viễn trong vũ trụ, đời này qua đời khác, kiếp này qua kiếp khác. Điều này có ý nghĩa gì? Chính là nó trùng khớp với những lời giảng trong tôn giáo rằng, hành vi và suy nghĩ của con người sẽ sinh ra “Đức” và “Nghiệp”, hai loại vật chất có thể theo bên thân nguyên Thần khi người ta chuyển sinh sang kiếp khác.
Đương nhiên, đã có rất nhiều các báo cáo khoa học cho thấy ý thức của con người tồn tại độc lập với cơ thể và sau khi chết đi, con người ta có thể luân hồi, chẳng hạn như lĩnh vực trị liệu thôi miên hồi quy tiền kiếp, một lĩnh vực trị liệu đã được khoa học chứng thực về tính khả tín và được các nhà tâm linh trên khắp thế giới thực hành!
Có một điều khá trùng hợp, đó là khi thấy người khác gặp hoàn cảnh khó khăn, éo le ta thường nói rằng người kia “tội nghiệp quá”. Ngày nay, câu nói này chỉ được hiểu là cá nhân ấy rất đáng thương, nhưng có lẽ ngụ ý sâu xa hơn là người này trong quá khứ từng làm những việc “thất Đức”, tạo nhiều “tội nghiệp” nên đời này cần phải hoàn trả. Phải chăng nó cũng là câu nói cảnh tỉnh cho con người là cần phải “tích Đức”, tránh tạo nghiệp trong cuộc sống?
Lời kết
Như vậy, từ những phát hiện trên, chúng ta có thể tạm kết luận rằng, lời giảng của người xưa về “tích Đức”, “tổn Đức” hết sức là chuẩn xác! “Đức” không chỉ là tồn tại vật chất trong không gian khác, nó quyết định phúc phận của một đời người; thậm chí đức còn có thể được tích trữ qua nhiều kiếp sống.
Đương nhiên, “Đức” và “Nghiệp” cũng là gốc rễ của mọi vấn đề trong xã hội. Một đất nước, một xã hội có đạo Đức, đồng nghĩa với việc đất nước đó sẽ giàu có và hạnh phúc. Một xã hội không coi trọng đạo Đức, khi đạo Đức tuột dốc, con người trong xã hội đó rồi sẽ bị tha hóa và điểm đến cuối cùng của nhân loại sẽ là diệt vong. Cách tự cứu mình duy nhất chính là quay trở lại “đạo đức” và lòng hướng thiện của tự thân mỗi người. Chỉ có cải biến từ tâm mới có thể cải biến những sự tha hóa của xã hội thời mạt kiếp, mạt Pháp…
(Nguồn: Ngẫm Radio)