Nguồn ảnh:https://p6.itc.cn/images01/20210509/bf22b0c1a64046138f29a892e027f668.jpeg

Cảm Ngộ Nhân Sinh

Dục vọng quá lớn, ham muốn quá nhiều thì nhìn gì cũng không thuận mắt, không bằng lòng

By Đăng Dũng

June 20, 2021

Cổ nhân có câu “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”, vạn sự vạn vật đều phản ánh từ nội tâm, trong tâm như thế nào thì sẽ nhìn thấy thế giới như thế ấy. Tâm người phàm tục , ham muốn quá nhiều thì đâu đâu cũng là ngục tù, ngược lại tâm người chứa nhiều phật tính thì đâu đâu cũng là nhà, nhìn gì cũng thuận mắt.

Trong cuộc sống, sở dĩ bạn thấy người khác làm gì cũng không vừa mắt, dù làm việc tốt hay xấu thì bản thân cũng khó chịu, thức ra đó chính là phản ánh tâm thái và cảnh giới của bạn, trong lòng ôm nặng quá nhiều đòi hỏi và dục vọng thì sẽ thấy mọi thứ xung quanh đều không vừa ý, không bằng lòng.

Trên thực tế, chúng ta có thể lấy ví dụ, có nhiều người đàn ông rất giàu có, có chỗ đứng trong xã hội, có tiền, có xe, có vợ đẹp, con ngoan…. Người ngoài nhìn vào thì cảm thấy đây là cuộc sống mơ ước của bao người,  nhưng họ vẫn sẵn sàng vứt bỏ để tìm cho mình cảm giác mới, phương trời mới.

Vậy lý do đằng sau là gì, đó chính chính là nội tâm của họ đã bị dục vọng và ham muốn bên ngoài chi phối, chính vì vậy dù họ có rất nhiều thứ tốt nhưng trong tâm anh ta, ông ta vẫn cảm thấy không bằng lòng, không thuận mắt và thứ dục vọng theo đuổi kia chỉ là cảm giác thỏa mãn nhất thời mà thôi.

Ngược lại người ở cảnh giới cao biết hoán đổi góc nhìn suy xét, biết xem nhẹ dục vọng và lòng tham muốn, biết thấu hiểu và tôn trọng người khác. Vậy nên họ rất ít khi bình phẩm và chỉ trích người khác, nhìn ai cũng thấy thuận mắt. Đây chính là một loại trí huệ, hơn nữa là một loại tu hành.

Nhìn người khác không thuận mắt là bởi vì cảnh giới bản thân không đủ cao. Tương truyền khi Tô Thức còn trẻ đã cùng tham thiền với Phật Ấn. Có lần trong lúc đang tham thiền, Tô Thức cảm thấy bản thân mình có nhiều thể ngộ nên nói với Phật Ấn rằng: “Đại sư, ông xem tôi ngồi đây giống thứ gì?”.

Phật Ấn nói: “Nhìn ông trông giống một vị Phật tôn nghiêm”.

Tô Thức cười nói: “Nhưng tôi trông ông giống như một bãi đại tiện vậy!”.

Phật Ấn cười và không nói gì cả. Sau khi về nhà, Tô Thức kể lại câu chuyện cho tiểu muội nghe.

Tô tiểu muội nghe xong liền nói: “Bản thân là Phật thì nhìn người khác sẽ giống Phật; nếu bản thân giống bãi đại tiện thì nhìn người khác cũng sẽ giống bãi đại tiện. Cảnh giới của huynh so với thiền sư Phật Ấn còn thua xa!”.

Người khác là cái gương phản ánh bản thân mình. Bạn nhìn người khác giống thứ gì thì bạn chính là thứ đó. Nếu như nhìn người khác không thuận mắt, đâu đâu cũng kén chọn người, đó là bởi vì cảnh giới không đủ cao. 

Không cần phải nghĩ cải biến người khác. Trước hết cần phải điều chỉnh tâm thái bản thân cho tốt, tu tốt cái tâm này của mình. 

Phải cố gắng kìm chế bản thân, dần dần xem nhẹ các thứ dục vọng thì chắc chắn cảnh giới của bạn sẽ dần cải biến, lúc đó cho dù người khác làm gì tốt hay không tốt thì bạn cũng sẽ cảm thấy thuận mắt, thậm chí không để tâm.

Nguồn: nghethuathongan.com

Chân Kiến biên tập