Nguồn ảnh: Internet

Đời Sống

Đừng vì danh lợi trước mắt mà đánh mất đi lương tri của mình

By Đăng Dũng

March 14, 2021

Trong cuộc sống của chúng ta ai ai cũng muốn trở thành một người thanh đạt có danh tiếng. Nhưng cũng không ít người vì mong cầu có được chức vị mà dù biết việc mình làm là sai trái nhưng  vẫn bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được.

Nhưng bạn có biết không, có những sự việc đã thử rồi thì không có cơ hội sửa lại nữa, cái giá phải trả cũng thật đau đớn. Sau đây là câu chuyện vì danh lợi trước mắt mà mất đi sinh mệnh đáng tiếc.

Cảnh sát Dương Tằng từng làm tại đồn công an, sau khi Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công, anh ta đã tích cực, hăng hái tham gia bức hại. Anh ta không chỉ đích thân cầm đầu bắt giữ những người tu luyện Pháp Luân Công trong vùng mà còn tra tấn dã man những nữ học viên Pháp Luân Công yếu ớt. 

Có học viên Pháp Luân Công đã giảng chân tướng cho anh, nói với anh Pháp Luân Công là gì. Bản thân anh cũng hiểu rằng các học viên Pháp Luân Công đều là những người tốt và không phạm tội. 

Tuy nhiên, anh ta cũng biết rằng nếu mình ra sức thực hiện chính sách đàn áp thì có thể tranh công lĩnh thưởng, thăng quan phát tài. Giữa danh lợi và lương tri anh ta đã chọn danh lợi. 

Quả đúng như vậy, không bao lâu sau anh ta liền được đề bạt làm giám đốc sở, anh ta lại càng đe dọa, bắt chẹt người nhà học viên Pháp Luân Công, đúng là danh lợi đều đạt được. 

Nhưng những ngày tháng tốt đẹp không kéo dài. Anh giám đốc này trong một lần nghỉ phép đưa gia đình đi du lịch, trên đường đi gặp tai nạn giao thông, cả nhà gặp nạn, không một ai thoát.

Kể từ khi Pháp Luân Công bị đàn áp bất hợp pháp năm 1999 đến nay, quả thực có rất nhiều nhân viên trong hệ thống công an, tòa án, kiểm sát của Trung Quốc đã tận dụng việc bức hại những người tốt vô tội làm cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của họ, đặc biệt là những nhân viên của hệ thống an ninh nội địa Phòng “610”. 

Nhưng được thì phải mất, loại người tham tiền tài, bất nghĩa này đồng thời cũng sẽ mất đi lương tri. Người xưa nói: trời phù hộ người lương thiện. Những người đánh mất lương tri thì cũng đồng thời mất đi sự phù hộ của ông trời, giống như vị cảnh sát Dương tham danh lợi cuối cùng đánh mất sự bình an, mất đi gia đình, mất đi tính mạng.

Theo số liệu các nơi công bố, kể từ năm 1999 đến nay, số người tử vong, bị thương, bệnh tật và tai nạn trong hệ thống tư pháp và an ninh nội địa là cao nhất hàng năm do họ đã tham gia bức hại Pháp Luân Công. Đây cũng là bằng chứng về thiên lý “thiện ác hữu báo”.

Những ví dụ như cảnh sát Dương không phải là ít, những sự việc “tham bát bỏ một mâm” cũng thường xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Người ta thường nói rằng cuộc đời chính là một câu hỏi trắc nghiệm, chọn đúng hay sai hoàn toàn tùy thuộc vào bản thân mình. 

Bi kịch của những người này đều do tham lợi ích trước mắt, nguyên nhân nhỏ dẫn đến thất bại lớn, vậy làm thế nào để không chọn sai?. Đó chính là phải biết nhìn xa trông rộng, lý trí, trầm tĩnh để cân nhắc lợi hại, hiểu rõ điều gì mới là điều quan trọng nhất thì sẽ không thể chọn sai.

Tất nhiên, những người tham bát bỏ mâm thường hay có tâm lý may rủi, chính là điều mà người ta nói “một cái lá che mắt không thấy được núi Thái Sơn” và “không thấy quan tài không nhỏ lệ”. 

Nếu như giám đốc Dương biết rằng những việc anh ta đã làm sẽ gây ác báo như thế thì anh ta nhất định sẽ không vì truy cầu danh lợi mà làm những điều trái với lương tâm. 

Chính vì họ nghĩ rằng những hậu quả này “không chắc” sẽ xảy ra, mang tâm lý tin vào vận may chứ “không tin vào vận rủi”, vì vậy mới dám “thử một chút”, “đánh một canh bạc”. 

Chỉ đáng tiếc có những sự việc đã thử rồi thì không có cơ hội sửa lại nữa, cái giá phải trả cũng thật đau đớn. Chính vì vậy khi làm bất cứ một việc nào đó, chúng ta phải suy nghĩ và tìm hiểu thật kỹ, nếu không tự tìm hiểu mà nghe người khác rồi cũng tin theo làm theo thì sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Nguồn: Chanhkien.org

Quy Chân