Nguồn ảnh: Watchinese

Văn Hóa

Đừng vì nhặt món hời nhỏ mà rơi mất lợi ích lớn trên tay, đạo lý nhân sinh sâu sắc qua thành ngữ “Tiền nào của nấy”

By Đăng Dũng

April 21, 2021

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe thấy câu nói “Tiền nào của nấy”.  Nó là một câu thành ngữ mà hầu hết tất cả chúng ta ai nấy đều quen thuộc mặc dù cách sử dụng thực tế của nó khác nhau. Câu nói này nghe có vẻ rất bình thường, nhưng lại bao hàm một đạo lý thật sâu sắc.

Hoạt động giao thương là không thể thiếu ở xã hội nhân loại. Có những sản phẩm do con người tạo ra mới có thể lưu thông và trao đổi. Từ một khía cạnh nào đó mà xét, đó là bối cảnh của cuộc sống xã hội, nếu hoàn cảnh này hoàn thiện, thông suốt thì xã hội mới có thể phát triển một cách có trật tự.

Một vị khách bước vào cửa hàng bán đồ điện tử hỏi nhân viên bán hàng:

Máy trợ thính giá bao nhiêu thế anh bạn?

– Nhiều loại lắm thưa ngài, dao động từ 2 đô la đến 2000 đô la. – Nhân viên đáp.

Vị khách liền nói:

– Thế lấy cho tôi xem mẫu 2 đô la trước nhé!

Nhân viên lấy hộp máy trợ thính, cẩn thận hướng dẫn:

– Ngài chỉ việc mang cái nút này trên tai, nhét phần dây vào túi áo là được.

Vị khách tròn mắt:

– Ồ, đơn giản vậy sao? Nhưng nó hoạt động như thế nào?

Nhân viên nhún vai:

– Thật ra cái máy này không hoạt động đâu, nhưng khi ông mang nó thì những người xung quanh nhìn thấy sẽ tự động nói to hơn.

Đối với bản thân hàng hóa mà nói, giá trị của nó và công sức mà người sản xuất bỏ ra là tỷ lệ thuận với nhau, đây là biểu hiện của “chân” ở phương diện này. Chuẩn mực đạo đức của con người cổ đại rất cao, vì vậy trong việc lưu thông hàng hóa chủ yếu là làm theo nguyên tắc “tiền nào của nấy”. Đây không chỉ là biểu hiện giá trị của sản phẩm, đồng thời cũng là thể hiện sự thành thật của hai bên mua và bán. Bề mặt là mua bán hàng hóa, thật ra chính là giao hoán đức của nhau. 

Nếu giá cả của đồ vật quá cao, thương gia sẽ mất đức, ngược lại nếu người mua dùng giá thấp mua hàng hóa có giá trị cao thì cũng như vậy. Hàng hóa giả mạo kém chất lượng thì khỏi cần phải nói nữa. Đương nhiên nói là như vậy, nhưng tình huống trên thực tế lại vô cùng phức tạp, bởi vì bản thân giá trị hàng hóa cũng không phải cố định không thay đổi, rất có thể người mua cũng như người bán vô hình trung đã làm điều xấu mà hoàn toàn không hay biết. Trong cuộc sống, mọi người đều hy vọng mọi thứ vừa đẹp vừa rẻ, vì vậy quá khứ có một cách nói “rao giá khắp nơi, trả tiền tại chỗ”. Bản thân điều này thực ra là biến dị. Đồ đẹp chính là chất lượng tốt, người sản xuất phải bỏ ra nhiều công sức, như vậy nên bán giá cao, cái gọi là đồ vật có giá trị của nó, chính là có ý nghĩa như vậy. 

Hiện tại những thứ gọi là sổ xố, tích điểm nhận quà v.v…những mánh khóe thúc đẩy tiêu dùng đều là hành vi biến dị, chính là “mỡ nó rán nó, ngỗng ông lễ ông”. Xã hội chân chính của con người tương lai sẽ không có những thứ này, lúc đó “tiền nào của nấy” sẽ được mọi người công nhận một cách phổ biến và trở thành một nguyên tắc kinh doanh tự nhiên.

Có người nói: Những thứ rẻ tiền chỉ khiến ta cảm thấy sảng khoái trong khoảnh khắc, sau đó đều là phiền não. Những thứ đắt đỏ chỉ khiến ta cảm thấy đau lòng trong chốc lát, nhưng phía sau đều là tận hưởng.

Con người vì một món lợi nhỏ, vì muốn chiếm tiện nghi, muốn đi đường tắt mà cậy nhờ ân tình của người khác, nhưng lại quên mất rằng mỗi một sự lựa chọn đều có cái giá riêng. 

Món hời cũng giống như hạt vừng rơi xuống đất, có người vì để nhặt nó mà không tiếc vứt đi quả dưa hấu trên tay.

Chúng ta luôn ảo tưởng dùng số vốn ít nhất để có được thành phẩm lớn nhất, nhưng lại quên mất rằng giao dịch công bằng là chân lý bất biến từ xưa đến nay.

Nguồn Chanhkien

Gia An biên tập