Nguồn ảnh: vandieuhay.net

Đời Sống

Duyên phận cỡ nào mới trở thành người một nhà!

By Đăng Dũng

August 19, 2020

Tháng 5 năm 1960, ông sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang. Ông là một người nghèo, cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng với ông. Từ nhỏ ông đã là trẻ mồ côi, 9 tuổi phải tự kiếm sống, chăn vịt cho người ta, đi nhặt ve chai, buôn bán hàng nước… Ông sống không cố định nay đây mai đó.

Mặc dù cuộc sống của bản thân ông còn nhiều khó khăn nhưng ông là một người đàn ông tốt bụng, trên đường lang thang gặp người có nạn ông sẽ giúp đỡ người khác, tìm mọi cách để giúp người đó dễ dàng hơn một chút.

Một lần ông gặp một cô gái bị thương ở chân, ông nhanh chóng giúp cô ấy băng bó vết thương. Cô gái vẫn hôn mê, gia đình cô gái tìm đến và cho rằng ông bắt nạt cô gái nên đã đưa ông đến đồn cảnh sát. Cô gái sau khi tỉnh dậy nhận ra ông là vị ân nhân. Khi nhà cô gái muốn cảm ơn, ông như trút được gánh nặng và vội vã rời khỏi.

Một người phải tốt cỡ nào, khi mà bị người ta hiểu lầm vẫn không hề oán trách đến khi được giải oan chỉ âm thầm rời khỏi. Xã hội này tuy đã trượt dốc nhưng thật sự vẫn còn rất nhiều người đạo đức của họ thật đáng khâm phục.

Vào tháng 9 năm 1989, khi chở hàng đi qua Giang Tây, ông đang rửa mặt bên bờ sông thì nghe thấy tiếng động cách đó không xa. Ông nhìn lướt qua và chỉ nghĩ rằng có ai đang ném đá nhưng khi nhìn kỹ hơn ông hét lên: “Không! Có người đã tự sát!”

Chưa kịp trút bỏ quần áo, ông đã lao xuống sông cứu người. Đó là một bà lão. Sau khi kéo bà lên bờ, ông đưa bà lão đến một trạm y tế gần đó để khám. Thấy bà lão không sao, ông định quay người bỏ đi, nhưng bà lão túm lấy ông khóc: “Tại sao anh cứu tôi, tôi không muốn sống? các người cứu tôi làm gì?”

Bà cụ đã 60 tuổi, chồng và con đều đã qua đời. Bà lão cứ thế khóc lóc, thương bà lão ông liền mủn lòng, chấp nhận nuôi bà lão. Bằng cách này ông có thêm một người mẹ.

Việc đưa mẹ đi lang thang rất bất tiện, để yên bề gia thất, cuối năm nay, ông chuyển đến huyện Minh Tây, tỉnh Phúc Kiến và thuê một căn nhà đơn sơ để ở, chấm dứt quãng đời 20 năm lang bạt.

Sau khi ổn định cuộc sống, vì không tìm được việc gì làm trong khoảng thời gian đó, ông đã kiếm sống bằng cách nhặt ve chai. Với thu nhập ít ỏi, ông không hề chi tiêu gì cho bản thân mà cố gắng chăm lo cho mẹ để bà không phải đói, phải lạnh.

Một buổi sáng mùa đông năm 1993, ông ra ngoài thu gom chai nhựa. Trời lạnh giá, ông nghe thấy tiếng kêu khóc ở đống củi bên đường. Lúc đầu ông nghĩ đó là âm thanh do động vật như mèo con tạo ra, nhưng sau vài lần nghe ông thấy không thích hợp nên ông đã tìm theo âm thanh đó. Ông nhìn thấy một hành lý – trong đó có một đứa bé, và khuôn mặt của đứa bé tái xanh vì lạnh.

Người đàn ông tốt bụng này đã động lòng trắc ẩn, bế đứa bé về nhà. Đây là một bé gái bị bỏ rơi khi mới sinh. Ngay khi đứa bé được bế về, bà mẹ đã vui mừng ôm đứa nhỏ vào lòng, bà nói với anh con trai rằng đừng mang đứa bé đi nữa. Vì vậy, ông quyết định nuôi đứa bé như con gái ruột của mình.

Bằng cách này, ba người họ không có máu mủ ruột thịt gì trở thành người nhà. Mẹ nuôi già yếu, ốm đau bệnh tật nhưng ông không bao giờ chán ghét mà cố gắng phụng dưỡng. Một lần mẹ bị sốt cao để có tiền chữa bệnh cho mẹ ông đã bán chiếc xe cũ có giá trị duy nhất trong gia đình.

Con gái lớn lên khỏe mạnh dưới bàn tay chăm sóc của ông. Khi đứa bé còn nhỏ, ông làm việc vất vả bên ngoài nhưng tối về vẫn bận rộn chăm sóc con, đứa bé đói ông dậy bón cơm, con đi vệ sinh ông thay tã cho nó, con ốm ông thức trắng đêm để canh chừng.

Khi con gái 8 tuổi, nhìn thấy bạn bè cùng trang lứa có cặp sách đi học, con bé biết gia đình mình khó khăn chỉ biết khóc thầm nhỏ giọng nói: Con muốn đi học cha! Hức! con muốn được đọc sách giống các bạn!

Ông nghe mà như ngàn mũi tên đâm vào tim. Ông quyết định cho con gái đi học dù ông có phải vất vả đến đâu.

Mẹ bệnh tật, con gái đi học, gánh nặng trên vai ông càng thêm nặng. Ông miệt mài làm việc, dựng các gánh hàng rong, bán sủi cảo, gửi gas hóa lỏng, sửa xe đạp, hái dầu thông. Ngày hái dầu thông trên núi, đến tối trở về nhà, quần áo dính bết vào người, cởi ra thì thấy toàn là máu.

Mọi khó khăn đều xứng đáng khi ông thấy cô con gái của mình rất thông minh lại chăm chỉ. Ông biết đứa nhỏ thương ông nên thường chủ động nấu ăn, giặt giũ, phụ giúp ông chăm sóc bà, sắp xếp nhà cửa một cách ngăn nắp. Cả năm, gia đình hầu như không ăn thịt, và đứa nhỏ không bao giờ phàn nàn về điều đó. Nhiều lần ông rủ con gái mua miếng thịt để cải thiện bữa ăn nhưng cô vẫn mua dưa muối. Cô gái biết rằng mỗi xu trong tay cô đều là đồng tiền vất vả mà cha kiếm được. Thương cha cô gái nhỏ còn tranh thủ thời gian cuối tuần đi làm gia sư kiếm thêm tiền phụ cha.

Gia đình này nghèo nhưng họ hạnh phúc.

Những người hàng xóm nói rằng gia đình họ thật có duyên phận. Hai cha con bận rộn nấu bữa tối, họ sẽ rán đậu rồi vội vàng mang lên cho bà nội nếm thử: “Bà ơi, ăn có ngon không ạ?” Bà cụ nở nụ cười móm mém. Thực tế không có món ăn ngon nào ngoài bắp cải và đậu phụ. Vậy mà họ vẫn bên nhau, sưởi ấm trái tim của nhau suốt năm này qua năm khác.

Đầu năm 2010, bà cụ bị liệt không cử động được, thân thể đau nhức, lại thêm mắc bệnh xơ cứng mạch máu, teo não, tiểu tiện không tự chủ. Con gái phải làm bài tập buổi tối cô đã xin cha cho cô được chăm sóc bà vào ban đêm. Ông lo lắng con mình sẽ thiếu ngủ ảnh hưởng đến việc học tập nên không đồng ý nhưng cô con gái nói rằng cha cần nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc mệt mỏi: “Cha ơi, con có thể chăm sóc bà tốt ạ, con sẽ xoa bóp chân cho bà, lấy phân, nước tiểu và thay băng cho bà.”

Tháng 5 năm 2010, hai cha con mất đi “người thân yêu nhất” – người “mẹ nhặt” qua đời vì bạo bệnh, hưởng thọ 81 tuổi. Vì ông và gia đình này mà bà cụ sống thêm được 21 năm. Bà ra đi trong vòng tay yêu thương và sự ấm áp của gia đình.

Sau đó, họ chuyển đến nhà thuê giá rẻ do chính phủ cung cấp, tuy nhỏ nhưng sạch sẽ và ngăn nắp.

Người đàn ông 51 tuổi này rơi nước mắt: “Thương mẹ, không có phước được hưởng một ngôi nhà tốt như vậy”.

Khi được hỏi nguyện vọng của cô con gái là gì cô nói: “Cha không lấy vợ vì em và bà nội. Em rất mong có một người cô tốt bụng lấy cha. Như vậy khi em học xa nhà cha sẽ có người bên cạnh bầu bạn chăm sóc.”

Người cha là Sài Dụ Tài, bà nội là Phạm Ngọc Anh họ sống ở Phúc Kiến nên đặt tên cháu gái là Sài Kiến Anh. Năm 2007 và 2009, hai cha con lần lượt được chọn vào “Danh sách những người tốt nhất Trung Quốc.”

Chỉ vì một cái ngoảnh đầu, phải duyên nợ cỡ nào ba người không cùng huyết thống lại trở thành người cùng một nhà. Như vậy hà cớ gì mà bạn không đối xử tốt với người thân trong gia đình của mình. Đôi khi tôi thường ngẫm lại tại sao nhiều lúc mình coi trọng cảm nghĩ của người ngoài còn hơn cảm xúc của người thân mình, ngày cả người thân quý mến bên cạnh mình nhất mình còn không coi trọng vậy thì hỏi còn thương được ai?

Người xưa thường bảo rằng con người phải sống làm sao: “Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười!” Một người sống muốn được người ta yêu thương quý mến thì không phải chỉ vì: xinh đẹp, nhà giàu, quyền cao, tài giỏi mà bởi vì người đó biết sống hy sinh và nghĩ cho người khác.

Biên tập: Thiên Hà

Nguồn dịch: xiaogushi