Thế gian có nhiều phương pháp xem bói toán mệnh, chẳng hạn như Tứ bình bát tự, Chu dịch bát quái, Kỳ Môn Độn giáp, xem tướng tay, tướng mặt v.v…
Nếu chúng ta sử dụng các phương pháp xem bói để dự đoán số mệnh của một người, sau đó đối chiếu với những trải nghiệm của người đó trên đường đời, thì nó có thể được sử dụng để kiểm chứng “liệu số phận của một người có được định đoạt trước khi đi hết con đường sinh mệnh của họ hay không.”
Đổng Bang Đạt gặp cao nhân xem tướng, nghe giọng nói đoán vận mệnh đều ứng nghiệm
Đổng Bạt Đa (1696 – 1769) quê ở Phụ Dương, Chiết Giang, là một thư họa nổi tiếng, làm quan lớn trong triều đại nhà Thanh. Hồi nhỏ khi ông đang đọc sách ở nhà thì bên nhà hàng xóm có một ông cụ trong thôn sang chơi, ông cụ nghe thấy tiếng Đổng Bạt Đa đọc sách liền nói: “Đây là quý nhân đó”, và tìm gặp ông.
Lão nhân gia cẩn thận nhìn ông mấy lần, hỏi tử vi ngày sinh của ông lúc đó. Sau khi trầm ngâm một hồi, ông nói: “Vận mệnh và dung mạo của cậu đều là quý tướng.” Rồi ông nói cho Đổng Bạt Đa rằng đến năm này thì thăng quan, sẽ là tri huyện, vào năm này thì quản lý huyện lớn, rồi những chức như thăng thụ, thông phán, tri phủ, tuần phủ, bố chính sứ, năm này thì lên tổng đốc. Cuối cùng lão nhân gia dặn: “Cậu nhất định phải trân quý, đến lúc đó sẽ biết điều tôi nói là đúng hay sai.” Sau này, Đổng Bạt Đa không gặp lại ông ấy nữa.
Lão nhân gia này biết thuật toán mệnh như, xem tử vi, đầu tiên ông từ việc nghe giọng đọc đã biết Đổng Bạt Đa có tướng quý nhân. Sách tướng nói: “Giọng nói là một trong những điểm mấu chốt trong tướng mạo của con người, rất quan trọng, cần phải xem xét kỹ lưỡng. Bằng không, sau khi nghe giọng thì làm sao có thể biết được người quân tử và kẻ tiểu nhân.”
Ban đầu, Đổng Bạt Đa phát hiện ra dường như không hoàn toàn đúng, bởi vì trong những năm nói trên, ông đã đảm nhận qua các chức quan thất phẩm bộ Hộ, Thứ khởi sỹ, Biện tu, Trung duẫn, Nội các học sỹ và Thị lang bộ Công, chức danh cũng không giống như đã dự đoán. Nhưng xem xét kỹ lưỡng cả cuộc đời, cái gọi là tri huyện, chính là quan thất phẩm bộ Hộ chọn từ cống sinh. Thăng quan quản lý huyện lớn, chính là Thứ khởi sỹ. Thực tế thăng thụ chính là Biện tu. Thông phán chính là Trung duẫn. Tri phủ chính là Thị độc học sỹ. Bố chính sứ chính là Nội các học sỹ. Tuần phủ chính là Thị lang bộ Công. Quan phẩm, bổng lộc đều phù hợp, năm thăng quan cũng đều phù hợp, chỉ là con đường của nội quan (quan trong triều) và ngoại quan (quan ngoài triều) và tên gọi quan vị khác nhau mà thôi.
Khi ông kể lại những điều này với mọi người chính là lúc ông đang làm Thị lang bộ Công. Còn nói về “năm này thăng tổng đốc” thì lúc ấy chưa đến thời gian đó. Sau này, ông vào năm đó được thăng làm Thượng thư bộ Lễ, quan phẩm và bổng lộc quả nhiên phù hợp với lời đoán “năm này thăng làm tổng đốc”.
Ví dụ về phụ nữ có giọng nam
Trong sách cũng có ghi: “Con người là có hình hài của ngũ hành, nên thanh khí cũng tượng xứng với hình tượng ngũ hành. Thanh thổ thì lớn mà chậm rãi trầm ngâm, thanh mộc cao vang, thanh hỏa cường liệt, thanh thủy chậm mềm, tiếng kim thì hòa nhuận.”
Trong “Hứa phụ thính thanh thiên” có viết những ví dụ về giọng của nam nữ: “Phụ nữ giọng nói nhỏ mà cao vang là người cực hiền năng và hiển quý. Phụ nữ mà giọng đàn ông thì cả đời không vinh hiển, chồng mất sớm, chỉ có cái danh suông là có chồng. Đàn ông giọng phụ nữ thì dễ là liên luỵ đến vợ. Phụ nữ giọng cấp thiết thì phương hại đến chồng.”
Giọng nữ như thế này thường muốn cản trở các ông chồng. Ví dụ, một cô gái trẻ nếu giọng nói của cô giống giọng đàn ông, lại có chút khàn khàn thì trong dân gian thường nói là “giọng vịt đực”. Cô gái như thế này thì tương lai hôn nhân sẽ có vấn đề. Người ta nói rằng giọng nói của con người cũng có đặc điểm của ngũ hành, thông qua nó có thể phán đoán được họ có phúc khí hay không, có quý tướng không, và khi hành sự có thành tựu được không.
Minh Hoàng biên tập Theo Secretchina và dkn.tv