Nguồn ảnh: hoctruongdoi

Gia Đình

Gặp chuyện không trách cứ là sự tu dưỡng và trí tuệ cao nhất

By Đăng Dũng

June 27, 2021

Một trong những phương thức tốt nhất được biết tới để vượt qua cảm giác tội lỗi là ngừng chê trách người khác trong suy nghĩ. Bạn sẽ phát triển hình ảnh cái tôi tốt hơn và thích hợp hơn khi bạn bắt đầu cảm thấy những người khác đáng coi trọng hơn.

Gặp chuyện không hay không trách cứ là sự tu dưỡng và trí tuệ cao nhất. Nếu như nói cuộc sống này là một cái cây thì sự chỉ trích giống như một cái gai nhỏ. Điều thực sự làm cho người ta mệt mỏi không phải là sóng gió thất thường mà là không giải quyết được cái gai đó.

Nếu như nói nhân sinh là một mảnh lụa tuyệt đẹp thì sự chỉ trích kia giống như một sợi chỉ. Điều thực sự làm cho một ngày trôi qua trong mù mịt không phải là bụi bẩn nhất thời, mà là kéo đầu sợi kia một phát.

Cuộc sống không có nhiều sóng gió đến vậy, đời người không phải thất bại do những thăng trầm lên xuống, mà là thất bại bởi những điều quen thuộc mỗi ngày. Bởi vậy mới nói, gặp chuyện không hay không chỉ trích chính là tu dưỡng cao nhất.

Gặp chuyện không hay không chỉ trích, vận khí sẽ tốt hơn

Câu chuyện “mất bò mới lo làm chuồng” này chắc ai cũng đã nghe qua. Gặp chuyện mà chỉ trích tựa như mất bò mới lo làm chuồng vậy. Làm như thế thật vô ích, không chỉ bất lợi khi giải quyết vấn đề mà còn ảnh hưởng đến nhân duyên và con đường phía trước của bản thân

Cũng có câu rằng: “Nói hay không bằng hay làm”, trong công việc hàng ngày chúng ta cũng thường nghe lời khuyên “nói ít làm nhiều”, đây chính là một dạng của gặp chuyện không chỉ trích.

Đang làm việc mà gặp phải vấn đề không như ý thì không nên chỉ trích người khác, chi bằng tìm biện pháp để giải quyết. Tất cả mọi người trong công việc là một chỉnh thể, phải có ý thức gắn kết với tập thể, gặp chuyện luôn chỉ trích người khác, thường sẽ bị tập thể bài xích ra ngoài, bất lợi cho triển khai công việc.

Gặp chuyện không hay không chỉ trích, tự tìm nguyên nhân từ chính bản thân mình, không oán hận, không trách cứ, dồn hết sức để làm một cách thật thiết thực, thường thường so với việc nói miệng thì hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều lần, mà lại có thể đắc được nhân tâm.

Lương Khải Siêu cả đời có rất nhiều kiến giải, nhưng ông khi đối mặt với người khác lại không hay giải thích, cũng không nghiêm khắc chỉ trích. Đối với sự kiện cắt thận ầm ĩ tại bệnh viện Hiệp Hòa, Lương Khải Siêu cũng không trách cứ, ngược lại còn gửi công văn đi để mọi người đối với tây y có thể khoan dung hơn.

Bởi gặp việc không vừa ý mà không chỉ trích, còn khoan dung và có hành động cụ thể, nên Lương Khải Siêu đã có được nhân duyên và vận khí tốt. Gặp chuyện không chỉ trích, càng khoan dung và khoáng đạt bao nhiêu thì lại có thêm phúc phận bấy nhiêu, nhân duyên và vận khí tốt đều sẽ đến.

Gặp chuyện không hay không chỉ trích, gia đình sẽ càng hòa thuận

Lương Khải Siêu có gia đình hòa thuận, bí quyết của ông là gặp chuyện không chỉ trích, không cãi vã. Lương Khải Siêu sau mấy năm kết hôn với vợ, tại núi Đàn Hương vô tình gặp được một người con gái tri âm, liền có ý muốn lấy làm thiếp. Sau đó Lương Khải Siêu viết thư về nhà để dò ý vợ.

Đối mặt với người chồng đa tình, vợ ông cũng không khóc lóc om sòm, cũng không chỉ trích, mà là khéo léo trả lời: “Nếu như anh thực sự thích, em sẽ bẩm báo với cha làm chủ cho anh, tác thành cho hai người”. Lương Khải Siêu nhận được hồi âm thì kinh hãi, từ đó về sau từ bỏ ý nghĩ lập thiếp.

Quản lý gia đình là một nghệ thuật, không thể dựa vào chỉ trích, cãi lộn để giải quyết vấn đề được. Giữa vợ chồng không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Vấn đề đó không đáng sợ mà chỉ sợ dùng trách cứ để giải quyết vấn đề. Cuộc sống thật là rối rắm, không hề lấp lánh giống như trong tưởng tượng. Chỉ cần không trách cứ nhau thì sau đó mỗi người sẽ có một khoảng hòa hoãn để cân nhăc, như thế cơn nóng dận đã qua và sự chia sẻ tháu hiểu sẽ lập lại không gian bình yên.

Tình cảm sẽ không phai nhạt đi theo thời gian, mà là do chỉ trích và cãi vã mới bị biến chất. Vợ chồng sống chung nên thông cảm cho nhau, ai cũng muốn có một cuộc sống tốt đẹp, cả hai vợ chồng cũng đều vì hạnh phúc của gia đình mà cố gắng. Gặp những vấn đề nhỏ nhặt, phải hiểu chuyện, người chồng vất vả bên ngoài không dễ dàng gì, người vợ ở nhà cũng phải làm việc cực nhọc.

Không ai lại tự nhiên phó xuất, bất luận là cố gắng của bên nào thì đều là từ tình yêu. Gặp chuyện không chỉ trích mà lại biết thông cảm thì gia đình mới có thể ngày càng hài hòa và thịnh vượng.

Gặp chuyện, không chỉ trích, con cái sẽ càng ưu tú

Mọi người đều nói Lương Khải Siêu là một người cha thành công, ông giáo dục con cái đều trở thành ưu tú. Lương Khải Siêu luôn lấy niềm vui làm phương châm sống, khi giáo dục con cái cũng không có thuyết giáo hay chỉ trích gì, mà là hướng dẫn từng bước, trong mỗi phong thư viết cho con đều là tình cảm chân thành thiết tha.

Con cái ngoan không phải là do chỉ trích mà là do khích lệ. Trong quá trình phát triển, cha mẹ luôn chỉ trích con cái có thể làm cho con trẻ bị thiếu tự tin, trở thành tự ti, về sau ra đời sẽ hay sợ sệt.

Cha mẹ chỉ trích con cái còn làm thương tổn lòng tự trọng của con, để lại một vết thương trong tâm lý của trẻ. Bạn càng chỉ trích con cái thì con cái lại càng đối nghịch với bạn; bạn càng khen ngợi con cái, con cái lại càng nghe lời bạn.

Cha mẹ có thể phê bình con cái, nhưng không thể vô duyên vô cớ chỉ trích. Phê bình con cái mấu chốt ở chỗ là để cho con nhận thức được sai lầm của mình, chứ không phải đánh vào lòng tự trọng và tự ti của con. Không nên chỉ trích con cái trước mặt người khác, không nên cứ nói đi nói lại mãi một sai lầm của con, gặp chuyện không trách cứ là món quà quý giá nhất dành cho con.

Gặp chuyện không trách cứ, thông cảm cho người yêu, khích lệ con cái, tha thứ cho bạn bè, chính là mang vận may đến cho chính mình. Gặp chuyện không trách cứ là sự tu dưỡng và trí tuệ cao nhất.

Nguồn tinhhoa.net Nhung Nguyễn biên tập