Khi trao đi yêu thương, ta sẽ nhận lại yêu thương, điều được nhận lại còn lớn lao gấp bội lần. Đó chính là phước báo, là sự thanh thản trong tâm hồn. Đây chính là những giá trị không thể đo đếm được. Sự yêu thương giúp đỡ mà chúng ta nhận lại chính là quả ngọt của tình yêu thương mà chúng ta đã trao đi.
Hạnh phúc của sự sẻ chia, hạnh phúc bởi người ta biết nghĩ về nhau, sẵn sàng vì người khác mà không mảy may nghĩ đến mình. Đúng là giá trị của sự cho đi. Họ có thể phải mất một cái gì đó nhưng cái được trở lại là vô giá dù có bao nhiêu thứ vật chất cũng không đánh đổi được.
Cuộc đời này sẽ đẹp biết bao nếu trong mỗi chúng ta luôn thường trực mong muốn san sẻ, mong muốn sẻ chia và ai cũng có tâm nguyện lan tỏa điều đó trong cuộc sống.
Chiếc lược tình yêu
Một ngày nọ, người vợ có mái tóc dài bảo chồng hãy mua cho bà một chiếc lược mới để bà chải tóc được gọn gàng hơn. Người chồng đã xin lỗi và từ chối bà. Ông nói rằng mình còn không có đủ tiền để sửa chiếc đồng hồ đeo tay bị hỏng. Người vợ nghe vậy và không nói gì thêm.
Hôm sau người chồng đi làm, ông qua tiệm đồng hồ và bán chiếc đồng hồ của mình với giá rẻ để mua chiếc lược mới cho vợ.
Buổi tối, ông vui vẻ ngồi đợi vợ ở nhà với chiếc lược mới trên tay.
Tuy nhiên, ông vô cùng sửng sốt khi thấy vợ xuất hiện với một mái tóc ngắn. Thì ra bà đã bán mái tóc của mình đi để mua cho ông chiếc dây đồng hồ mới. Những giọt nước mắt rơi trên má họ vì tình yêu sâu sắc mà họ dành cho nhau.
Không có ai nghèo vì cho đi
Mỗi con người tồn tại trên quả đất đều đang nhận về mình rất nhiều, từ tia nắng ấm áp của ngày mới đến giọt nước ngọt mát lành, từ khí trời trong veo đến cơn gió dịu nhẹ. Chúng ta nhận nhiều từ tự nhiên và cũng nhận nhiều từ những người khác. Nhưng đến khi cho đi, thì lại rất khó khăn. Tại sao chúng ta lại phải biết quảng đại, chia sẻ, cho đi?
Có một lần, ông Vương bỏ quên chiếc điện thoại di động đắt tiền trên xe tắc-xi. Ông liền gọi theo số máy của mình, đối phương vừa nghe xong liền cúp máy. Ông dùng số điện thoại khác gửi tin nhắn bày tỏ, muốn “mua lại” chiếc máy của mình với giá 2000 đồng. Một tiếng đồng hồ sau, ông Vương nhận được tin hẹn để trả lại chiếc điện thoại di động cho ông từ chính số máy di động của người thanh niên đó. Khi ông đến gặp, ông muốn trả tiền để cảm ơn, thì anh ấy đưa lại máy cho ông xong quay lưng bỏ đi.
Sau khi nghe ông Vương kể lại câu chuyện của mình, phóng viên gọi điện cho anh thanh niên thì nhận được câu trả lời như sau: “Lẽ ra tôi không có ý định trả lại điện thoại, nhưng sau khi xem các tấm ảnh và nội dung tin nhắn trong máy, phát hiện chủ máy di động này vừa quyên góp một khoản tiền lớn cho khu vực động đất Lư Sơn, tôi rất cảm động. Tôi không thể thấy lợi mà quên nghĩa, không thể đối xử với tình thương bằng lòng tham của mình. Tôi cũng phải có lòng chân thành và tình thương nhiều như ông Vương vậy”
Bởi vì như Anne Frank từng nói: “không có ai nghèo vì cho đi cả” . Ngày chúng ta cất tiếng khóc chào đời để đến trái đất này, chúng ta chỉ là một đứa bé không có gì. Ngày nhắm mắt ra đi, chúng ta cũng vậy. Kể cả nếu người được ta giúp có vô ơn, bội bạc thì ta cũng chẳng nên phiền muộn, hãy xem như ta có thêm bài học, để sau này ta biết phân biệt được đâu thật sự là người ta nên giúp, cần giúp.
Đã làm từ thiện thì không tính toán chi cho đầu óc nó hẹp hòi. Một khi đã chọn tin một nơi để gửi tiền, gửi công, gửi sức vào, thì không nên theo dõi “họ dùng tiền có đúng mục đích không, chạy theo dò xét, nghi ngờ”. Bạn có quyền từ chối. Một khi đã làm rồi, thì phải có lòng tin. Hãy “quên” khi “cho” để được an nhiên, vui vẻ. Đó là sự hào sảng mà người đẳng cấp mới
Nguồn: mangthuvien.net
Gia An