Văn hóa dân tộc Trung Hoa là văn hóa Thần truyền, lịch sử lâu dài, bác đại tinh thâm. Về phương diện văn tự cũng bao hàm rất nhiều nội hàm thâm sâu. Dưới đây là 6 chữ Hán, ngoài triển hiện nét đẹp của văn tự, mỗi chữ còn thể hiện đạo lý nhân sinh sâu sắc.
1. Chữ Liệt “ 劣 ” : K é m c ỏ i
Ưu khuyết điểm của mọi người, không phải được quyết định từ khi sinh ra mà là hậu thiên hình thành. Chữ Liệt “劣” – nghĩa là “Kém cỏi”, đã thể hiện rất rõ điều này. Phần trên của chữ “Liệt” là chữ Thiểu – 少 (ít, thiếu ) kết hợp với chữ Lực – 力 (năng lực, sức lực ). Có nghĩa là một người mà thiếu lực hơn so người khác một chút thì là kém.
Thế nhưng, người này kém người kia không phải là ngay khi sinh ra đã như vậy. Trong quá trình sinh sống sau này, vì lười biếng, buông thả, không chịu cố gắng mà thành ra kém. Thượng đế là công bằng, sự cho đi, phó xuất và cố gắng của một người sẽ quyết định cuộc đời của người đó.
2. Chữ Lộ “ 路 ” : Con đườ ng nh â n sinh, b ắ t đầ u t ừ d ướ i b ướ c ch â n
Bên trái chữ Lộ – 路 là bộ Túc – 足 (bước chân), bên phải là chữ Các – 各 (mỗi, tất cả). Điều này chính là đang ám chỉ con đường nhân sinh của con người đều ở dưới chân bản thân mỗi chúng ta. Đó chính là đạo lý “Hành trình nghìn dặm, bắt đầu từ dưới bước chân”. Bởi vậy, mỗi người đều có con đường nhân sinh của riêng mình. Điều then chốt vẫn là bản thân ta cần cố gắng nỗ lực, không thể trông cậy vào người khác.
Thời cổ đại có rất nhiều học giả có học vấn uyên bác và tài hoa xuất chúng. Đây không phải là thành quả của một sớm một chiều, cũng không phải tài năng thiên phú, mà thực tế họ đã phải ngồi rách đệm cói hay mài mực thủng nghiên sắt, thì mới có thể học thành tài. Bởi vậy, “Hành trình nghìn dặm, bắt đầu từ dưới bước chân” thể hiện ý chí của một người lập chí lập nghiệp.
Cần phải nhìn xa trông rộng, bắt đầu từ làm việc nhỏ. Chúng ta không thể suy nghĩ viển vông, lại càng không thể chỉ nói lời khoác lác. Bản thân không ngại gian khó, từng bước từng bước một thực hiện thì mới có thể hoàn thành mơ ước của mình.
3. Chữ Thư “舒”: Chậm rãi, thong thả
Bên trái Chữ Thư – 舒 là chữ Xả – 舍 (xả bỏ, bố thí), bên phải là chữ Dữ – 予 (cho đi). Chữ Thư này có nghĩa là biết cho đi thì tâm hồn sẽ thư thái, ung dung tự tại. Bởi vậy, cái gọi là Thư Tâm (舒心), chính là “Cam lòng dành cho người khác“, nhờ biết cho đi mà nội tâm tự nhiên trở nên thanh thản.
4. Chữ Đạo “ 道 ” : Con đườ ng nh â n sinh, c ấ t b ướ c ti ế n v ề ph í a tr ướ c
Chữ Đạo – 道 (đạo lý, chân lý, đường) là do bộ Sước – 辵 (đi, chạy) và chữ Thủ – 首 (sự việc quan trọng nhất) tổ hợp thành. Đây có lẽ là lời nhắc nhở với mọi người: Muốn bước đi trên con đường nhân sinh, điều quan trọng nhất vẫn là cất bước tiến về phía trước.
Lý tưởng, niềm tin, nghị lực, kiên trì, cơ hội đều rất quan trọng. Tuy nhiên nếu chúng ta không dũng cảm bước chân tiến về phía trước; bản thân không đi hành động thì nghĩ nhiều hơn nữa cũng chỉ uổng công.
5. Chữ Phúc “福”: Thần ban tặng, nhân sinh đủ đầy
Bên trái chữ Phúc – 福 là bộ Kỳ 示 (Thần đất), bên phải là chữ Nhất – 一 (một) nằm trên chữ khẩu – 口 (miệng) và tất cả nằm trên chữ điền – 田 (ruộng). Đối với người xưa mà nói, một người có thể có cơm no áo ấm là nhờ “Phúc” do Thần ban tặng. Tự con người không tạo ra phúc được mà phải có sự trợ giúp của Thần.
Cuộc sống vật chất của người hiện đại so với người cổ đại dường như phong phú hơn rất nhiều. Người thời nay đã không phải quá bận tâm đến cái ăn cái mặc; thậm chí giàu có; nhưng đại đa số lại không cảm thấy vui vẻ.
Nguyên nhân là vì người ta không biết lấy đủ làm vui. Nhân sinh càng có nhiều dục vọng càng không thể cảm thấy thỏa mãn. Vì vậy sẽ càng thống khổ phiền não, không thể thoải mái, hài lòng. Hạnh phúc không phải là sở hữu, mà là biết đủ.
6. Chữ Hoạn “患”: Hoạn nạn, tai họa
Chữ Hoạn – 患 (hoạn nạn, tai họa) do chữ Xuyến – 串 (kết ghép) và chữ Tâm – 心 (tư tưởng, ý niệm) tạo thành. Bên dưới là chữ Tâm, bên trên là chữ Xuyến, chữ Hoạn này có nghĩa là có quá nhiều Tâm, quá nhiều suy nghĩ.
Người mà thứ này cũng muốn, thứ kia cũng muốn; lúc nào cũng nghĩ đến được mất thì làm sao mà tránh khỏi sầu lo, hoạn nạn? Một người không thể nhất tâm làm việc, việc này cũng muốn làm, việc kia cũng muốn làm; họ chần chừ không an tâm thì làm sao có thể thành công được?
Họa loạn cũng đều từ tâm mà ra, tâm an thì vạn sự an. Con đường nhân sinh rốt cuộc cũng đều là do bản thân tự nắm giữ; nỗ lực bao nhiêu thì đạt được bấy nhiêu; thản đãng bao nhiêu thì an nhàn bấy nhiêu.
Nguồn: Alobuowang
Chân Nhiên