Giáo dục trẻ em hiện nay là một trong những vẫn đề được quan tâm rất lớn. Cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều thứ vô bổ cuốn hút trẻ nên nhiều đứa trẻ trở nên rất ngỗ ngược. Hơn nữa, có nhiều bậc cha mẹ quá bận rộn công việc, việc nuôi dạy con cái gần như phó mặc cho giáo viên, cho nhà trường. Làm thế nào để trở thành một giáo viên tốt và tìm được phương pháp thích hợp để dạy dỗ học sinh cũng là vấn đề mà nhiều giáo viên đang trăn trở.
Tháng 6 là tháng mà chúng ta bắt đầu cảm nhận được cái nóng của mùa hè. Ở Nhật, các bạn học sinh bắt đầu năm học mới vào mùa xuân nên đến thời điểm này các bạn học sinh mới cũng đã bắt đầu quen với cuộc sống sinh hoạt mới. Đây cũng là dịp để hiểu được tính cách của từng bạn bằng cách giao lưu với bạn bè cùng lớp, cùng nhóm – những người đã lớn lên từ các môi trường khác nhau.
Cũng có rất nhiều câu hỏi về cách ứng xử, điều gì là tốt, điều gì là xấu, và các tiêu chuẩn để đánh giá. Chúng tôi đã nói chuyện với Sonomi Tanigawa (25 tuổi), một giáo viên tiểu học mới chỉ với ba năm kinh nghiệm giảng dạy, đang làm việc tại một trường tiểu học ở tỉnh Kanagawa nhưng đã gây được tiếng vang về cách giáo dục học sinh. Cô ấy đang học một môn Khí công để rèn luyện bản thân với “tính trung thực”, “lòng nhân từ” và “tính kiên nhẫn”.
Sonomi trở thành giáo viên tiểu học sau khi tốt nghiệp Khoa Giáo dục tại một trường đại học ở tỉnh Kanagawa. Cô là giáo viên chủ nhiệm của một lớp tiểu học năm 3, lúc đầu cô rất lúng túng không biết cách sắp xếp như thế nào. Cô quyết định học từng chút một bằng cách xem lớp học của các giáo viên lớn tuổi khác. Cô nhận thấy rằng thái độ của đứa trẻ thay đổi theo thái độ của giáo viên.
Ví dụ như trường hợp của một lớp giáo viên nam với kinh nghiệm giảng dạy hàng chục năm. Anh ấy đã lớn tiếng ra lệnh và thêm một chút hình phạt và tạo áp lực để kiểm soát học sinh. Tuy nhiên, khi giáo viên đi vắng, các em học sinh vẫn ồn ào, chạy tán loạn, lớp học hỗn loạn. Mặc dù có thể tạm thời kiểm soát được bằng “sự sợ hãi”, nhưng cô thấy rằng khả năng tự tổ chức của bọn trẻ không phát triển. Mặt khác, ở lớp của một giáo viên nữ nhỏ giọng và không hay nhắc nhở học sinh thì các em không chú ý học tập và không ngừng nói chuyện trong lớp học, thậm chí là nói bậy.
Cô tự hỏi: “Mình có thể làm cho lớp của mình trở thành lớp như thế nào? Suy cho cùng, mình muốn bọn trẻ được trở thành người như thế nào?”. Một ngày nọ, khi vẫn đang suy nghĩ về vấn đề trên, cô đã được một người thân hướng dẫn về Pháp Luân Đại Pháp, một môn khí công rèn luyện tinh thần và thể chất. Sonomi nhận thấy rằng cuốn sách chỉ đạo “Chuyển Pháp Luân” là cuốn sách viết về “làm thế nào ở để trở thành người tốt nhất” và “ý nghĩa của việc trở thành người tốt”.
“Người tốt” là gì?
Sonomi bắt đầu nhìn lại cuộc đời mình khi cô tiếp xúc với những đứa trẻ trong lớp. “Tôi là một người thuộc tuýp học sinh giỏi, luôn nhận được sự đánh giá cao từ mọi người. Nhưng từ trong tâm, tôi chưa thực sự làm những điều tốt. Nhìn bề ngoài thì có vẻ tôi là người chăm chỉ, cần mẫn, nghiêm túc, nhiệt tình nhưng nhiều việc tốt tôi làm là vì để nhận được sự đánh giá từ mọi người.”
“Làm thế nào để có thể trả lời câu hỏi của đứa trẻ khi chúng hỏi người lớn: “Thế nào là một người tốt?” Cho đến khi trở thành giáo viên, lần đầu tiên đối diện với chính mình và tôi nhận ra rằng cần phải tu dưỡng tâm hồn mình. Những đứa trẻ trong sáng đang nhìn thấu lòng người. Bạn không thể thể hiện một “người tốt” bằng những lời nói và việc làm hời hợt. Tôi muốn trở thành một người có thể giao tiếp với trẻ từ tận đáy lòng mình, không chỉ vì tôi là một giáo viên”, cô nói.
Việc đối phó với những đứa trẻ đang lớn một cách bình tĩnh mỗi ngày có thể rất khó khăn. Qua quá trình rèn luyện của mình, Sonomi luôn ghi nhớ rằng phải giữ thái độ bình tĩnh, đối phó với trẻ bằng cơn tức giận sẽ ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ, đồng thời cố gắng kiềm chế bản thân một cách hợp lý.
Một ngày nọ, một học sinh trong lớp nói với Sonomi rằng: “Thật tuyệt khi được ở lớp cô”. Đó là một trải nghiệm khiến Sonomi nhận thấy rằng: “Nếu bạn có một trái tim bình tĩnh, nó sẽ có tác động tích cực đến môi trường xung quanh bạn giống như hiệu ứng lan tỏa”.
Những đứa trẻ gây rối
Lớp của Sonomi cũng có những đứa trẻ gọi là “nhà gây rối”. Chúng hay bắt nạt, trêu trọc bạn bè và thể hiện thái độ rằng chúng không nghĩ những trò đùa kì quái là xấu. Bố mẹ chúng cũng bất lực nói: “Dù có đánh mắng thì chúng cũng hoàn toàn không nghe”.
Sonomi đã nói với đứa trẻ rằng: “ Từ yêu thích của cô là “Chân”, đừng có nói dối nhé”. Ngoài ra cô cũng nói với đứa trẻ bị bắt nạt: “Thật tuyệt vời khi con có thể sống với trái tim mạnh mẽ của Shinobu (Shinobu nghĩa là “Nhẫn”). Con có thể trở thành người mạnh mẽ hơn”.
Cô cẩn thận dạy học sinh của mình về sự trung thực và chính trực, tầm quan trọng của lòng nhân ái vị tha và sức mạnh của khả năng chịu đựng. Cuối cùng, thái độ của đứa trẻ chuyên gây rắc rối đã thay đổi, không còn bắt nạt bạn bè và không còn đùa những trò chơi kì quái với bạn mình nữa. Cậu bé dường như đã hiểu được rõ ràng rằng làm “điều xấu” là “điều xấu”.
Giáo viên ở những lớp bên cạnh nói về lớp của giáo viên mới Sonomi rằng: “Bọn trẻ vẫn đang hoà hợp với nhau dù không có giáo viên, bọn trẻ đều rất điềm tĩnh, ngoan ngoãn ngồi đó”. Và đã ngạc nhiên hỏi: “Sonomi đã làm cách nào vậy?”
Theo Sonomi, giáo viên tiểu học là một công việc rất áp lực. Có rất nhiều áp lực từ các khía cạnh khác ngoài học sinh, chẳng hạn như hội đồng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh học sinh. Là một giáo viên để đối diện với những vấn đề phức tạp, cô cho rằng những bài học về tu dưỡng đạo đức tâm hồn là rất cần thiết.
Tại Đài Loan, nhiều trường học đã cử các giáo viên tham gia khóa học Pháp Luân Công trong dịp nghỉ hè. Thậm chí các học viên Pháp Luân Công còn được mời đến dạy cho các tù nhân luyện tập. Tại Mỹ nhiều trường Đại học đã chính thức đưa Pháp Luân Công vào chương trình giảng dạy.
Nguồn: epochtimes.jp
Mộc Hương biên tập