Ảnh tự ghép

Văn Hóa

Hai nhân vật nổi tiếng phương Đông và phương Tây: Lão Tử và Socrates

By Đăng Dũng

July 11, 2021

Hai nhà hiền triết được kính trọng này là những người có trí tuệ tuyệt vời, vì vậy lời họ nói ra mang nhiều tầng ý nghĩa. Nhưng với tinh thần vui vẻ, chúng tôi đã mượn một số câu trích dẫn nổi tiếng của họ để dàn dựng một cuộc trò chuyện tưởng tượng trong một khu chợ ngoài trời cổ kính ở Sino-Greco.

Trong loạt bài này, chúng ta hãy xem xét các nhân vật lịch sử trong quá khứ của Trung Quốc có những nét tương đồng hấp dẫn với các nhân vật phương Tây. Thử tưởng tượng Lão Tử và Socrates sẽ thân thiết như thế nào nếu họ gặp nhau? Nếu đặt rào cản ngôn ngữ sang một bên, họ có thể nói về điều gì?

Mỗi người đều bày tỏ suy nghĩ của mình khi quan sát nhịp sống hối hả và nhộn nhịp của thế giới phàm trần. Lưu ý rằng quan điểm của họ về một số chủ đề có vẻ rất giống nhau. Tất nhiên, khi Lão Tử và Socrates nói chuyện cách đây 2.500 năm, hoàn cảnh và người nghe của họ không giống nhau. Vì vậy, các bạn hãy ghi nhớ điều đó và hãy tận hưởng!

Khi thấy mọi người đi từ hàng này sáng hàng khác để mua sắm, Socrates nói: “Anh chàng kia giàu có nhưng lại là người không biết hài lòng nhất. Biết hài lòng là sự giàu có tự nhiên. ”

Vuốt ve bộ râu dài bạc trắng và gật đầu đồng ý, Lão Tử đáp: “Người biết đủ là người giàu có.” Giữa hàng loạt người bán hàng mời gọi quảng cáo hàng hóa của mình, Socrates mỉm cười nói, “Im lặng là một giai điệu sâu sắc cho những ai có thể nghe thấy vượt trên tất cả tiếng ồn.”

“Khi có sự im lặng, người ta tìm thấy cái neo của vũ trụ trong chính mình” Lão Tử đồng tình. Socrates cho biết thêm: “Hãy tự hiểu chính mình”. Lão Tử nói: “Biết người khác là thông minh, biết mình là trí tuệ đích thực”

Một nhà quý tộc đi ngang qua tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của họ và nhận ra hai người là những người thông thái. Mặc dù giàu có nhưng nhà quý tộc thường chìm trong nỗi buồn. Ông ta cố gắng làm cho mình hạnh phúc bằng cách mua sắm. Tuy nhiên, hạnh phúc có được là phù du. Ông ta tiếp cận cặp đôi và hỏi bí quyết để có hạnh phúc thực sự.

Thở dài, Lão Tử nói với ông ta, “Nếu hạnh phúc của anh phụ thuộc vào tiền, anh sẽ không bao giờ hạnh phúc với chính mình.”

Socrates an ủi nhà quý tộc và giải thích, “Anh thấy đấy, bí mật của hạnh phúc không phải nằm ở việc nỗ lực có được nhiều hơn, mà nằm ở việc phát triển khả năng hưởng thụ ít hơn”. Người đàn ông kinh ngạc trước tiết lộ đơn giản và cách nhìn của anh ta về cuộc sống hoàn toàn thay đổi. Ông ta cảm ơn cả hai và tiếp tục vừa đi vừa suy nghĩ sâu sắc…

Lão Tử và Socrates – cha đẻ của triết học phương Đông và phương Tây đã nói về những chân lý phổ quát. Và những điểm tương đồng trong những lời dạy của họ thật hấp dẫn và đáng để suy ngẫm. Họ thậm chí còn đồng ý về việc không biết:

Lão Tử: “Nhận ra mình không biết là một đức tính tốt; không nhận ra rằng mình không biết là một khiếm khuyết. ” Socrates: “Hiểu biết đích thực là biết rằng mình không biết gì cả”

Họ thực sự rất khiêm tốn và chúng ta có thể học hỏi rất nhiều điều từ họ. Những nhà hiền triết thời cổ đại này hướng sự chú ý của họ vào nội tâm bên trong. Họ đã tu luyện chính mình và có được khả năng làm chủ bản thân bằng cách vượt qua nỗi sợ hãi và ham muốn.

Như họ đã giải thích: Lão Tử: “Sống đơn giản, giản dị, bớt ích kỷ, ít ham muốn.” Socrates: “Chúng ta càng ít ham muốn thì chúng ta càng giống các vị thần.”

Có lẽ lần tới khi bạn có mâu thuẫn với ai đó, hãy thử chuyển sự chú ý của bạn từ hướng ngoại sang hướng nội. Thay vì tìm lỗi ở họ, hãy cố gắng tìm lỗi ở chính bạn. Bạn có dám thử? Nếu làm vậy, bạn có thể vừa thực hiện bước đầu tiên để trở thành một nhà hiền triết!

Với sự suy tàn của nhà Chu vào khoảng thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên (TCN), Lão Tử quyết định ra đi và người ta không bao giờ gặp lại ông nữa. Nhưng trước khi đi, ông đã viết ra cuốn Đạo Đức Kinh có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, để lại cho các học trò tương lai của mình nghiên cứu và áp dụng.

Cùng khoảng thời gian đó, vào năm 399 TCN, Socrates bị kết tội bất trung đối với quần thần Athen và tội làm bại hoại tư tưởng của thanh niên do không thừa nhận hệ thống các vị thần cũ được thành Athen thừa nhận, bảo hộ và truyền bá các vị thần mới. Vì thế ông bị tuyên phạt tự tử bằng thuốc độc.

Mặc dù vậy ông vẫn có thể thoát khỏi án tử hình này nếu như ông công nhận những cáo trạng và sai lầm của mình hoặc là rời bỏ Athena. Nhưng với quan điểm “Thà rằng chịu lỗi, hơn là lại gây ra tội lỗi.”, ông kiên quyết ở lại, đối diện với cái chết một cách hiên ngang. Theo ông sự thật còn quan trọng hơn với cả sự sống. Socrates đã đứng về phía những chân lý mà ông đã dạy trong suốt cuộc đời và để lại một bài học cuối cùng cho các môn đệ của mình.

Socrates nói “Tôi không thể dạy cho ai bất cứ điều gì. Tôi chỉ có thể khiến họ suy nghĩ ”. Lão Tử nói “Người biết không nói, mà người nói thì không biết”.

Thanh Tú dịch

Theo Shenyun