Nguồn ảnh: Khai tâm

Văn Hóa

Hán Tự Thần truyền: Mối quan hệ giữa ‘Đức’ và ‘Nghiệp’

By Đăng Dũng

June 23, 2021

“Lão Tử” (tức Đạo Đức Kinh) được lưu truyền qua các thời đại, “Đạo Kinh” phía trước, “Đức Kinh” phía sau. Năm 1973, bản thảo lụa “Lão Tử” được khai quật ở Mawangdui, Trường Sa, bản loại A và bản loại B khác với bản “Lão Tử” được lưu truyền qua các triều đại, đều là “Đức Kinh” phía trước, “Đạo Kinh” phía sau, có thể gọi thành “Đạo Đức Kinh”. Vì sao lại như vậy?

Một số học giả đã chú thích “Lão Tử” trong quá khứ đã không nắm được tiểu sử thực sự của Lão Tử, hoặc thậm chí họ không phải là người tu luyện, họ thực sự hoàn toàn không hiểu mối quan hệ giữa “Đức” và “Đạo”, do đó với đặt ngược “Đức Kinh” và “Đạo Kinh” với nhau. Lão Tử đặt “Đức Kinh” phía trước, đặt “Đạo Kinh” phía sau, họ không cho rằng “Đức” quan trọng hơn “Đạo”, mà nhận định rằng “Đức” là cơ sở của “Đạo”, “Đức” là sơ cở của tu luyện. 

Trong “Luận Ngữ” của Khổng Tử giảng “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”, giảng “Đạo Trung Dung”, giảng quân tử, bậc tướng, phụ tử, lấy “Nhân” làm trung tâm. “Nhân” là gì? Chính là giảng về “Đức” mà người Trung Quốc cần có (sau này bao gồm cả chủng tộc da vàng ở các nước châu Á).

Thích Ca Mâu Ni trong 49 năm truyền Pháp, cho đến hiện nay tại (Đại Tạng Kinh) có hàng vạn cuốn kinh thư, giảng về điều gì? Điều Ông giảng chính là “Giới, Định, Huệ”. Trong những năm cuối đời, sau khi ông nhập niết bàn, phải “dĩ giới vi Sư”, tức giới cấm hết thảy những thứ nơi thế tục, đó là giảng về Đức mà người Ấn Độ nên có (sau này bao gồm cả chủng tộc da vàng ở các nước châu Á).

Nhà tiên tri Hy Lạp cổ đại Socrates (470 TCN – 399 TCN) nhìn nhận rằng, đạo đức không được quyết định bởi địa vị, đẳng cấp, tiền tài và danh dự v.v. Mà là thông qua “nhận thức về bản thân để đạt được cảnh giới thăng hoa về đạo đức, đồng thời trở về với bản tính tiên thiên”. Điều này với “Đức” được nhắc đến trong “Thuyết văn giải tự” cũng tương tự nhau, cũng rất giống với cách nói “hướng nội tìm” và “phản bổn quy chân” mà các học viên Pháp Luân Công vẫn thường nói đến. “Tân ước toàn thư” của chúa Giê-su cũng giảng phải toàn tâm toàn ý giữ vững đức tin với Thượng Đế, phải yêu người như yêu bản thân mình, đây chính là giảng về cái “Đức” mà người Do thái nên có (sau này bao gồm cả người da trắng ở châu Âu và Hoa Kỳ).

Phương Đông và Phương Tây, Đạo Gia và Phật Gia, về thuyết pháp bề mặt dường như không giống nhau, trên thực tế các Đại Giác Giả, Thánh nhân và các nhà tiên tri đều có quan điểm giống nhau. Lão Tử, Khổng Tử, Thích Ca Mâu Ni, Socrates và chúa Giê-su đều có chung nhận định rằng “Đức” rất quan trọng đối với người thường, đặc biệt là đối với người tu luyện. Đây là quy phạm đạo đức căn bản để duy trì xã hội nhân loại, đây là cơ sở để một con người có thể đi trên con đường phản bổn quy chân, làm một người tốt, cũng là cơ sở để người tu luyện đắc Pháp (đắc Đạo), trong tu luyện, “Đức” là cơ sở để tăng trưởng “công”, đặt đến viên mãn.

Vậy thì, chữ “Đức” (sau đó còn có “Nghiệp”) trong Hán tự Thần truyền bao hàm ý nghĩa như thế nào?

Chữ “đức” (德) là chữ Hán (thiên bàng) hợp thành từ các bộ “xích” (彳) , “thập” (十);  “mục” (目); “nhất” (一);   “tâm” (心) tổ hợp thành. Trong cuốn “Thuyết văn giải tự” giải thích: “Đức, thăng dã. Tùng  xích thanh”, tạm dịch là: “Đức, cảnh giới nhờ việc làm tốt mà thăng hoa”.

Hình chữ chọn dùng “彳” làm biên bàng, “㥁” làm thanh bàng. Vì vậy, “đức” có thể lý giải là đạo đức của con người, “tâm tính” (心性) của con người thăng hoa lên trên. Bởi “đức” có ý nghĩa vươn lên tầng thứ cao, cũng là chỉ tinh tấn trong tu luyện của người tu luyện.  “Xích” 彳, ý là đi thong thả. Theo “Thuyết văn giải tự”, “Xích” (彳) giống như 3 khớp xương đùi, bắp chân, bàn chân của chân dưới của con người liên kết lại với nhau, ý là đi từng bước nhỏ.

Nhưng bước đi thong thả trong chữ “đức” (德) này, không phải là chạy, không phải nhảy, không phải đang tản bộ trên đất bằng, cũng không phải đang dậm chân tại chỗ, mà là từng bước một có in dấu chân đi lên trên, hướng lên trên. Đối với một người bình thường mà nói, sự ít nhiều của “đức” quyết định năng lực lớn nhỏ, mức độ của hạnh phúc, hướng đi và tầng thứ của luân hồi.

Vậy nên, muốn “được” thì phải có “đức”, muốn “được” thì phải “mất”, muốn “được” thì phải “xả”, muốn “được” thì phải cho đi. Đối với người tu luyện mà nói, sự ít nhiều của “đức” đã quyết định mức độ khó dễ trong tu luyện của người tu luyện, tầng thứ và quả vị có thể đạt được.

Phía bên phải của “đức” là “thập mục nhất tâm” (十目一心). Chúng ta trước hết nói về chữ “nhất” (一) trong này. Chúng ta hiện nay đều lý giải chữ “nhất” là chữ số 1, cho rằng chữ nhất chính là đơn giản nhất. Trên thực tế chữ số này là phức tạp nhất. Trong “Thuyết văn giải tự” giải thích đối với chữ này là nhiều nhất. Vậy “nhất” (一) ở trong đó được đàm như thế nào?

“Duy sơ thái cực, đạo lập ô nhất, tạo phân thiên địa, hóa thành vạn vật“, (tạm dịch là: Thái cực, Đạo tối nguyên sơ là được sinh ta từ “nhất”, sau đó tạo nên trời đất, sinh thành vạn vật). Vậy nên chữ “nhất” này nó là thủy tổ của vạn vật, là thủy tổ và bản nguyên của hết thảy mọi thứ. Từ “nhất” sinh ra âm dương, tạo ra trời đất. Vậy nên một nét ngang này thực tế chính là tách biệt trời đất, bên trên là trời, bên dưới là đất, còn “thập” (số 10) chính là “thế giới mười phương, bốn mặt tám phương”.

Vậy nên mọi người sẽ thấy chữ “đức” này rất có ý nghĩa, “thập mục” (十目) bên trên chữ “nhất” (一) chính là ý nói khắp trời đều là những con mắt. Chữ “tâm” (心) bên dưới chữ “nhất” đương nhiên chính là chỉ nhân tâm, vậy nên con mắt của khắp trời đều đang nhìn vào cái tâm của con người.

Quá khứ có một câu nói “trên đầu ba thước có Thần linh”, “làm chuyện trái với lương tâm ở trong phòng tối, mắt Thần lại thấy rõ như ánh điện”. Chính là nói khắp nơi đều là con mắt của trời, con mắt khắp trời đều đang nhìn xuống mặt đất này. Từ đây có thể thấy người xưa cho rằng cái gì là “đức”? Chính là không kể có người đang dõi nhìn bạn hay không, có pháp luật truy cứu bạn hay không, hành vi của bạn nếu phù hợp với đạo trời, thì mới là “đức” thật sự.

Đối với một người thường mà nói, không có “Đức” thì sẽ không có Phúc khí, đối với người tu luyện mà nói, không có “Đức” thì sẽ không thể tu lên, bởi vì tu luyện là “dĩ đức hóa công”, bạn sẽ không có Đức để chuyển hóa thành Công. Do đó “tâm tính” (bao gồm Đức) là điều then chốt bậc nhất khiến người tu luyện đề cao tầng thứ.

Nghiệp(業) “Nghiệp, vốn miêu tả một mảnh gỗ bắc ngang một cái giá dùng để treo nhạc cụ thời xưa, bản gỗ được khắc thành hình răng cưa dùng để treo chuông, khánh, trống, được sơn màu trắng”.

Trong “Thuyết Văn Giải Tự”, “Nghiệp”  chỉ bất quá là một tấm bảng gỗ để trang trí nhạc cụ chuông và trống, do đó chữ này trong tiếng Trung nguyên lai không có ý nghĩa sâu sắc. Hàm nghĩa của chữ “nghiệp” trong “nghiệp lực”, “tạo nghiệp” ngày nay, là từ “羯磨” /jiémó/.

Phật giáo giảng sinh mệnh nội trong tam giới sẽ phải trong lục đạo luân hồi, là do Nghiệp (nghiệp lực quyết định), “Nghiệp” bao gồm nghiệp thiện và nghiệp ác, thông thường là chỉ về ác nghiệp, “Nghiệp bao gồm “Thân nghiệp”, “Khẩu nghiệp” (ngữ nghiệp) và “ý nghiệp”. Cái “Nghiệp” này cũng có hàm nghĩa là “nhân quả báo ứng”.

Đương nhiên, trong văn học cổ đại có những từ ngữ tương tự như nghiệp chướng, chẳng hạn như Lão Tử đã từng nói: “Dĩ Đạo tá nhân chủ, bất dĩ binh cường thiên hạ, kì sự hảo hoàn” (Lão Tử – Chương 30),  đây là cội nguồn của câu thành ngữ “Thiên Đạo hảo hoàn”, ông còn nói: “Đạo trời không thiên vị ai, luôn giúp đỡ cho người lương thiện” (Lão Tử chương 79) 

“Đức” và “Nghiệp” là tương phản với nhau, trong tu luyện là những khái niệm quan trọng, có tính đối ứng. Xét trên bề mặt chúng ta đã có thể biết: “Đức, thăng dã”, ngược lại, chúng ta cũng có thể nói:  “Nghiệp, giáng dã”.

Người thường cho rằng, “Đức” và “Nghiệp” là những thứ thuộc về phạm trù tinh thần, kì thực không phải, chúng không chỉ là khái niệm về phương diện hình thái ý thức, mà còn là tồn tại vật chất chân thực, là một trường vật chất. Mọi người biết, trong thế giới chúng ta đồng thời có tồn tại rất nhiều tầng không gian vật chất, trong không gian vật chất đặc định xung quanh cơ thể chúng ta có tồn tại một trường vật chất màu trắng (cặp mắt thịt không thể thấy được), cái trường đó được gọi là trường Đức. 

Đồng thời còn tồn tại một trường vật chất màu đen (cặp mắt thịt cũng không thể quan sát thấy), trường này chính là Nghiệp. Hai chủng vật chất Đức và Nghiệp ở một điều kiện nhất định có thể chuyển hóa lẫn nhau, Đức và Nghiệp có thể là từ ông bà, tổ tiên tích lại cho con cháu. Hai chủng vật chất đó có thể “tăng” xung quanh cơ thể chúng ta, thuận theo chủ nguyên thần của con người chuyển sinh.

Làm việc tốt, hoặc bị đánh đập, chịu mắng miếc, chịu khổ, chịu tội thì sẽ đắc được “Đức”,  sẽ gia tăng chủng vật chất màu trắng, sẽ tích được Đức. Nói một cách khác, có thể tiêu trừ vật chất màu đen, chính là tiêu “Nghiệp”. Khi làm điều xấu, đánh người, mắng người, lừa dối người hoặc sát sinh v.v thì chính là đang tạo nghiệp, sẽ đắc “nghiệp lực”, sẽ gia tăng chủng vật chất màu đen. Nói cách khác, có thể làm giảm chủng vật chất màu trắng, và sẽ bị tổn “Đức”, mất “Đức”. “

“Tạo nghiệp” hay còn gọi là “tạo ác”, (có thể tại kiếp này, gọi là “hiện báo kiếp này”, nhiều hơn gọi là quả báo kiếp sau, gọi là “báo ứng mấy đời”), sẽ phải chịu tội khổ, chịu đau khổ, gặp tai ương, tiếp sau đó sẽ chịu tội. Thứ duy nhất hoán đổi ở không gian khác chính là “Đức”, nó cũng giống như tiền mà chúng ta dùng. 

Nếu không có tiền, bạn có thể mua đồ được không? Nếu không có Đức, bạn có thể đắc được những thứ tốt không? Nếu Đức của bạn lớn, phúc khí của bạn sẽ lớn, bạn sẽ làm đại quan, phát đại tài, có ruộng đất, tài sản, vợ chồng hòa thuận, con cháu hưng vượng, sức khỏe trường thọ. v.v Muốn làm việc gì cũng thành, muốn cái gì liền có cái đó, tất cả đều lấy “Đức” mà giao hoán.

Có Đức thì mới có thể thăng hoa lên tầng thứ cao, do đó nói: “Đức, thăng dã”. Ngược lại, nếu Đức mà ít, làm việc gì, ở đâu cũng gặp nhiều chuyện rắc rối, trở ngại lớn, làm gì cũng gặp khó khăn, trắc trở, bạn sẽ phải rất khắc khổ mới có thể kiếm tiền nuôi gia đình. 

Nếu Nghiệp lực lớn, Đức mà nhỏ, thì làm gì cũng không như ý muốn của mình, muốn làm gì cũng không thành, có khi đi ăn xin cũng không có ai cho, bởi vì không có Đức để giao hoán. Nếu nghiệp lực quá lớn, hoàn toàn không có Đức, thậm chí sẽ “nhập của vô sinh”, sẽ bị hủy trong Lục đạo luân hồi, thậm chí không thể chuyển sinh thành động vật, cuối cùng dẫn đến “hình thần toàn diệt”, triệt để tiêu hủy. Nghiệp lực lớn, không có Đức, chỉ có thể rơi rớt xuống tầng thứ thấp hơn, do vậy nói: “Nghiệp, giáng dã”

Có những lúc bạn cho rằng, có những người có rất nhiều tiền nhưng rất xấu, bủn xỉn và keo kiệt, rất thiếu Đức, những người đó ít Đức hơn bạn. Bạn có thể cảm thấy Ông Trời thật bất công với bạn. Trên thực tế, có một số người có tiền nhưng họ lại không phải là người thật sự tốt, nhưng ở đời trước họ đã tích được một chút Đức, do đó đời này họ mạnh hơn bạn, giàu có hơn bạn. 

Cũng có một số người không có đức mà cũng muốn “đắc được”, rồi trở nên “gian lận, lừa lọc”, họ đi ăn trộm , ăn cướp, đi lừa người, thậm chí không ngại giết người phóng hỏa, họ không từ thủ đoạn để kiếm tiền, tiêu hết “đức” của bản thân mình, hơn nữa còn ôm nợ nần vào người, cũng có nghĩa là đang tự tạo “nghiệp chướng” cho chính mình, người này như vậy là hỏng rồi. Nhìn bề ngoài, họ có thể mạnh hơn bạn, giàu  có hơn bạn, thần thái hơn bạn, thông minh hơn bạn, nhưng bạn sẽ không biết rằng tương lai sau này, họ sẽ chịu nhận kết cục như thế nào!

Làm không tốt thì thân bại danh liệt, làm không tốt sẽ liên lụy gia đình, làm không tốt thì sẽ ảnh hưởng thọ mệnh. “Nợ nghiệp” là không thể trốn thoát, sớm muộn rồi cũng phải hoàn trả, đời này không trả, đời sau phải trả, đời sau có thể phải gặp xui xẻo lớn. Bạn có đức, thì dù đời này không “đắc”, nhưng đời sau cũng có thể sẽ “đắc”. Bởi vậy chúng ta không nên bị mê mờ, che khuất bởi những hiện tượng về mặt. 

“Trong vũ trụ này có một Pháp lý, gọi là ‘bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất’, chư vị chẳng mất, nó cưỡng chế chư vị phải mất. Ai có tác dụng ấy? Chính là đặc tính vũ trụ có tác dụng ấy; vậy nên chư vị muốn chỉ có được mà không mất thì không thể được.” – Trích sách Chuyển Pháp Luân.

Xã hội nhân loại là trong mê, nhưng Pháp lý của vũ trụ luôn công bằng. “Đức” thăng “Nghiệp” giáng, nhân quả báo ứng là chân lý bất biến. Nếu một người muốn hồi thăng, họ phải làm nhiều việc tốt, tích nhiều Đức, nếu làm nhiều việc xấu sẽ càng sa ngã, tạo nhiều Nghiệp, nếu ngay cả “hình thần toàn diệt” mà cũng không sợ, đương nhiên điều ác gì họ cũng có thể làm, vậy thì họ sẽ phải tiến vào “cửa vô sinh”

Cũng không ít người rất thành kính, thường đến Chùa cầu Thần bái Phật, quyên góp một chút tiền vào “hòm công đức”, hoặc thường đến giáo đường, nhà thờ để cúng lễ, dâng hiến thứ này thứ nọ. Nhưng nếu bạn không minh bạch đạo lý giữa Đức và Nghiệp này, tiền mà bạn quyên góp chỉ là bỏ đi mà thôi. 

Còn có người ở bên này làm việc xấu, bên kia lại “quyên góp” một chút tiền, cầu được Thần Phật bảo hộ, trên phương diện tâm lý thì cầu đắc được sự cân bằng, thanh thản trong tâm, liệu Thần Phật có thể sẽ bảo hộ những người như vậy không? Phật, Đạo, Thần chỉ nhìn cái “Tâm” của bạn, chỉ nhìn “tâm tính” của bạn, là tùy theo “đức” và “nghiệp” của bạn nhiều đến đâu để quyết định sự thăng trầm trong cuộc sống của bạn, quyết định “sinh tử tồn diệt” của bạn. 

Lẽ nào Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Giê-su có thể “thế lợi” (hướng về lợi ích) như vậy sao? Lẽ nào cổng nhà chùa, hoặc cổng giáo đường lại ghi dòng chữ: “không có tiền thì chớ được vào” chăng? Lẽ nào Phật có thể dựa vào số tiền mà người ta quyên góp để quyết định phước phận của họ hay sao? Lẽ nào có chuyện đó? Lẽ nào Diêm Vương có thể “kiến tiền nhãn khai”, sẽ vì tiền mà mở một cửa sau, để cho một người lẽ ra phải chết mà tùy tiện kéo dài sự sống của họ thêm vài năm? Có thực sự là “hữu tiền sử đắc quỷ thôi xa” chăng? Những điều đó hoàn toàn không thể.

Do đó, vấn đề then chốt là cần tự thân mỗi người phải từ nội tâm mà cải biến chính mình, từ bản chất mà giải quyết vấn đề, dàn xếp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đức và Nghiệp, chứ không phải chỉ quan tâm vào hình thức bề ngoài.

Nguồn: Zhengjian

Chân Nhiên biên tập