Nguồn ảnh: Pixapay

Cảm Ngộ Nhân Sinh

Hạnh phúc nằm ở sự mãn nguyện

By Đăng Dũng

August 24, 2021

“Đạo đức kinh” là cuốn sách được Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN, trong đó có rất nhiều chương Lão Tử đề cập đến tư tưởng “biết đủ”. Chương thứ 30 Lão Tử viết: “Tri túc giả phú”, tức là người biết đủ là người giàu có.

Trong cuộc sống, bạn sẽ không cảm thấy bẽ mặt khi biết rằng mình đã hài lòng, và bạn sẽ không gặp nguy hiểm khi biết rằng đủ là đủ, như vậy mới có thể tồn tại lâu dài.

Người biết đủ do không mất mà luôn giàu có

Tư tưởng biết đủ của Lão Tử bao hàm rất nhiều ý nghĩa khác nhau. “Biết đủ” là cầu bên trong mà không cầu bên ngoài, là theo đuổi bản tính chất phác và sự dồi dào về tinh thần. “Tri túc giả phú”, người biết đủ là người giàu có.

Vương Bật thời Tam Quốc là người chú giải “Đạo Đức Kinh”, ông viết “Tri túc giả, tự bất thất, cố phú dã”, nghĩa là người biết đủ do không mất mà luôn giàu có. Người biết đủ sẽ không bị lòng tham vật chất quấy nhiễu, khống chế mà bị nhiễu loạn.

Trong một đoạn chú giải khác về “Đạo Đức Kinh”, Vương Bật còn viết: “Thiên hạ có câu, người biết đủ sẽ biết dừng lại. Họ không cầu ở bên ngoài mà chỉ tu nội trong mình mà thôi.” Tư tưởng này cũng là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo đuổi sự giàu có về mặt tinh thần.

Thật tốt khi biết hòa bình sau khi trải qua mọi thăng trầm; chỉ bằng lòng với sự thịnh vượng của thế giới. Người ta thường nói rằng những người biết cách hài lòng là những người giàu có và hạnh phúc nhất trên thế giới.

Cuộc sống không có người bất hạnh, chỉ có người không biết hài lòng

Tư tưởng biết đủ này lại được Lão Tử nhắc đến trong chương 46 của “Đạo đức kinh”: “Họa mạc đại vu bất tri túc; cữu mạc đại vu dục đắc. Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ”, tức là không họa nào lớn bằng không biết đủ, không hại nào lớn bằng ham muốn có được, cho nên biết cho mình là có đủ thì sẽ luôn luôn đủ.

Tội lỗi lớn nhất của bản chất con người là ham muốn của bản thân, không thỏa mãn, và sai lầm lớn nhất là tham lam vô độ. Có quá nhiều ham muốn nên tự nhiên không cảm nhận được hạnh phúc.

Ngày xưa, có một bà nấu rượu, một hôm có đạo sĩ đến mua rượu không có đủ tiền. Cửu Nương cảm thương nên đưa rượu miễn phí cho đạo sĩ. Sau đó, để báo đáp lòng tốt, vị đạo sĩ đã cho xây một cái bể đựng rượu và tặng cho Cửu Nương. Rượu ngon có thể được rót ra từ cái bể đó mỗi ngày, và tiền của Cửu Nương không ngừng đổ về.

Lần sau, khi đạo sĩ đến thăm, Cửu Nương tươi cười chào hỏi và phàn nàn với đạo sĩ về việc bán rượu thiếu tiền để cho lợn ăn, đạo sĩ nghe xong liền mỉm cười quay đi. Từ đó, trong bể cũng không còn chảy được rượu ngon.

Không biết đủ là nguyên nhân gây ra họa. Cũng như câu chuyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” được nhiều người biết đến, cũng chính vì lòng tham mà cuối cùng dẫn đến con số không.

Trong cuộc sống, nhiều người cũng rơi vào trạng thái này. Với quyền lực và ham tiền, ham sắc đẹp không giữ gìn sức khoẻ, lòng người quá tham lam, sống rất mệt mỏi.

Người biết đủ là người giàu có, sự giàu có lớn nhất là khi biết đủ. 

Bởi vì người biết đủ thì luôn không thấy thiếu thốn gì, không thiếu thốn gì thì được xem là giàu có. Trái lại, người không biết đủ thì cho dù có nhiều những yếu tố bên ngoài như tài phú nhưng vì lòng tham không đáy mà có thể gây ra tai họa lớn. Từ điểm này có thể thấy, Lão Tử cho rằng một người giàu hay nghèo là được quyết định bởi “biết đủ” hay “không biết đủ”.

Một người biết cách đủ đầy thì tiền tài, danh vọng đều xem nhẹ, hạnh phúc mới là điều quan trọng nhất. Họ trân trọng tất cả những gì mình có, biết ơn, sẽ không ghen tị với những gì người khác có, không ghen tị với hạnh phúc của người khác.

Người biết đủ là người cởi mở, không than vãn vì mất mát, không chán nản vì nghèo đói. Trong lòng họ,  hài lòng là hạnh phúc mãn nguyện. Vào thời nhà Minh, có một người tên là Cửu Bao ngày nào cũng đến thắp hương lễ Phật, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho mình qua ngày.

Người vợ thấy vậy thì cười bảo: “Làm sao chúng ta có thể nói về việc hưởng phúc khi một ngày ba bữa đều là húp cháo loãng?”

Cửu Bảo chậm rãi nói: “Thứ nhất, thời đại thái bình thịnh trị, chúng ta không bị chiến tranh, thứ hai là cơm ăn áo mặc không lo, thứ ba là chúng ta khỏe mạnh, không có bệnh tât, không có tai họa, trong lao ngục không có tù nhân là cái hạnh phúc lớn thứ ba. Chúng ta có cả ba thứ ấy rồi chẳng phải là phúc sao?”

Vâng, mãn nguyện là trạng thái đẹp nhất của cuộc sống. Chỉ với sự hài lòng mới có thể không có nỗi buồn; bằng lòng với sự bình yên bên trong; bằng lòng với hạnh phúc thuần khiết nhất.

Tăng Nghiễm Huyền Văn  đã đề cập: “Cao ốc ngàn gian, đêm ngủ cũng không quá 2 mét”. Dù bạn có một vạn hecta đất đai màu mỡ thì cũng chỉ ăn được một ít gạo mỗi ngày, nhà có mấy chục triệu cũng chỉ chiếm vài tấc đất khi bạn ngủ. Trong nhiều trường hợp, không phải bạn chưa có đủ mà là do bạn chưa hài lòng.

Làm người phải biết hài lòng, chỉ có gạt những ham muốn, quan tâm sang một bên thì mới có thể được đón nhận được hạnh phúc. Ngay từ bây giờ, hãy là một người bao dung, nuôi dưỡng một trái tim bao dung và nhân hậu, đừng quan tâm, đừng so đo, đừng ghen tị, để cả đời hạnh phúc bạn nhé!

Nguồn Aboluowang Hằng Tâm