Chúng ta vẫn biết rằng đạo trời chẳng thiên vị một ai, sẽ luôn giúp đỡ những người lương thiện. Bởi vậy con người muốn hiểu đạo thì cần phải tích thiện tu thân.
Những điều Phật dạy về đạo làm người
- Bình yên đến từ bên trong, đừng tìm nó ở bên ngoài: Người nhân hậu thì trong tâm luôn có bến đỗ bình yên, không cô đơn, không oán hận. “Nhân thân nan đắc”, cần phải trân trọng mối quan hệ giữa người với người và đối xử với nhau bằng thiện tâm. Người khác nhau có số phận khác nhau, cũng có mối nhân duyên khác nhau
- Nguồn gốc mọi ᵭau khổ của con người chính là luyến ái: Phật gia giảng: “Đời người là bể khổ”, vậy cái khổ ấy là gì, và điều gì là nỗi khổ lớn nhất trên thế gian? Điều khổ nhất trong đời người là lòng tham và dục vọng. Khi lòng tham và dục vọng không được thỏa mãn thì khổ không sao tả xiết.
- Thay vì nóng giận thì hãy sự ôn hoà, lấy khiêm nhường thế chỗ cho sự kiêu căng, đẩy lùi những tham vọng vật chất, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.
- Trong sạch hay dơ bẩn cũng đều tuỳ thuộc nơi mình, không ai có thể làm cho người khác trong sạch hay ô nhiễm được.
- Vượt qua ngàn vạn người cũng không bằng vượt qua chính mình: Mọi vật chất nơi thế gian, một nửa trong số đó không đáng phải tranh giành, còn một nửa trong số đó cũng không cần phải tranh giành. Vượt lên chính mình là điều khó khăn nhất.
- Nếu không có ai để hỗ tɾợ tɾên con đường tâm linh, hãy đi một mình. Khôпg ai đồng hành với người chưa trưởng thành cả.
- Nếu có điều gì đáng làm, hãy làm nó bằng tất cả trái tim: Những chuyện trên đời này, nếu chỉ dùng mắt để quan sát, dùng tai để lắng nghe, dùng lý trí để phán đoán thì sẽ chỉ nhìn được vẻ bề ngoài và cũng chỉ nhìn thấy một phần mà thôi. Chỉ khi dùng cả trái tim để cảm nhận, ta mới có thể hiểu được trọn vẹn và toàn diện hơn về sự vật, sự việc, thêm yêu vạn vật quanh ta.
- Tâm bạn muốn đi, Phật sẽ mở ra cho bạn con đường phía trước: Đường đời muôn lối, tại sao khi đứng trước bế tắc, cùng đường lại không biết ngoảnh đầu nhìn lại, xem còn bao nhiêu con đường khác có thể lựa chọn? Thế nên, người trí tuệ là người có cái nhìn rộng mở, đã giỏi tiến lên thì cũng biết thoái lùi.
- Phá trừ đươc cội nguồn của ghen tị thì tâm sẽ bình yên: Trong cuộc sống, thứ khiến chúng ta phiền não, khiến chúng ta cảm thấy bất an, phần lớn là do ghen tị với cuộc sống của người khác mà tự cảm thấy gấp gáp cần phải chay đua, tranh đấu một phen để đạt được.
- Hạnh phúc không bao giờ cạn đi khi ta biết chia sẻ: Khi chúng ta đối với công việc của mình có thể thay đổi góc nhìn, lạc quan hơn, tích cực hơn, ta sẽ phát hiện năng lượng bên trong mình mạnh mẽ hơn rất nhiều. Và khả năng đối mặt với căng thẳng cũng được cải thiện hơn. Điều này cũng sẽ giúp bạn sống hạnh phúc, tự tại hơn.
- Thế gian ᵭau buồп bởi cái chết và sự tan rã. Nhưng người khôn ngoan khôпg ᵭau buồп vì họ nhận ṙa bản chất của thế giới.Thiền định mang lại sự hanh thông trí tuệ, hiểu rõ những gì sẽ dẫn bạn về phía trước và những gì sẽ ngăn trở bạn.
- Khoan dung và độ lượng không phải là dấu hiệu của sự yêú đuối, mà thực ra là biểu hiện của sức mạnh. Khi đang sống trong bóng tối, tại sao không tìm ra ánh sáng. Hãy cho đi, ngay cả khi bạn chỉ có một chút.
Những nghiệp nên tránh: Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ thị phi… những điều xấu này chúng ta nên tránh để không mang hoạ vào thân
Những việc bất thiện: Tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si. Tham hận là tham những thứ như tài, sắc, danh, thực… khiến cho tâm tɾí mê mờ, dẫn đến những vọng tưởng, sân hận, sợ hãi ʋà ngu si… những thứ này cũng cần phải loại bỏ,
Những việc không nên: Đam mê rượu chè, cờ bạc, phóng đãng, đam mê kỹ nhạc, kết bạn với người bất thiện, biếng lười.
Hiểu đạo làm người để tránh gặp tai ương, gieo duyên lành để gặt hái duyên lành, sống hành thiện có ích cho mình, mang lại hạnh phúc cho gia đình và an vui cho xã hội. Phật tại tâm, tu ngay ở tâm mình, ngay ở đời sống hằng ngày của mình. Viên dung hoà ái, sống một đời an nhiên tự tại. Và đạo lý tuy tốt thì cũng phải đi kèm hành động
Có một câu chuyện: Một đồ đệ hỏi sư phụ: “Dưới gầm trời này ai là người cơ trí nhất?”.Sư phụ nói: “Người mà khéo học sở trường của người khác là người có trí huệ nhất”. “Thế thì ai là người mạnh mẽ nhất?”.Sư phụ trả lời: “Người có thể kiểm soát được bản thân mình là người mạnh mẽ nhất”.
“Thế thì người thế nào mới được xem là giàu có nhất?” Sư phụ nói: “Người có thể biết trân quý những thứ mà mình có được, người biết thỏa mãn, và dùng tài vật vào việc giúp đỡ người khác là người giàu có nhất”, sư phụ nói. “Thế còn người đáng được tôn kính nhất thì sao?” Sư phụ đáp: “Người biết tự trọng và kính trọng người khác là người đáng được tôn kính nhất”.
Đệ tử nghe xong liền nói: “Sư phụ, những lời mà người giảng đó hầu như ai cũng biết cả”. Sư phụ trả lời: “Đúng vậy, đạo lý thì ai cũng biết cả, chỉ là rất nhiều người lại không làm được”.
Tham gia Phật sự là điều tốt, nhưng đó là bước đầu, nếu chúng ta bước xuống thuyền rồi đứng đó, khôпg tự chèo thuyền đi , khôпg hành theo những điều trong kiпh sách, cuộc sống hằng ngày không chú trọng tu sửa bản thân thì mãi mãi chẳng thể nào sang được đến bờ bên kia.
Từ Thanh ST