Cuộc sống của mỗi chúng ta do chúng ta tự tạo ra vì vậy đừng than trách hay đổ lỗi cho người khác. Nếu bạn muốn cuộc sống của bạn tốt hơn, ý nghĩa hơn thì ngay từ bây giờ hãy thay đổi thái độ sống của mình đi. Khi bạn có niềm lạc quan thì không có bất cứ một nỗi bất hạnh nào có thể hạ gục bạn.
Cuộc sống, ngay cả khi có một ngàn lý do để làm cho bạn khóc, bạn vẫn phải tìm hơn một triệu lý do để giữ nụ cười. Khi bạn đang buồn, bạn hãy nghĩ mình phải vui chứ; khi bạn đang bế tắc, bạn hãy nghĩ đến có cả trăm con đường tốt đẹp đang vẫy gọi mình ở kia. Hãy lắng lại và nhìn cách mình nên thay đổi điều gì?
Thay đổi hướng thiện, chuyển họa thành phúc. Trong “Đức dục cổ giám” và “Thiên thiện lục” có ghi lại một câu chuyện như sau:
Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, Đại phu nước Tống là Tưởng Viện có 10 người con, một người lưng còng, một người chân thọt, một người tứ chi héo rút, một người hai chân tàn tật, một người điên, một người si ngốc, một người tai điếc, một người mắt mù, một người câm, một người chết ở trong ngục giam.
Công Minh Tử Cao thấy sự tình như thế, bèn hỏi Tưởng Viện: “Đại phu trong đời đã làm gì để đến nỗi tai họa như vậy!” Tưởng Viện nói: “Tôi bình sinh tự ngẫm cũng không có làm việc xấu gì lớn, chỉ có điều trong tâm luôn luôn tật đố người khác. Thấy ai hơn mình thì đố kỵ oán hận người ta; nếu có người nịnh hót mình, tâm lý liền vui thích; nghe được người khác làm việc thiện thì hoài nghi không tin, nghe được người khác làm chuyện ác thì tin ngay chẳng nghi ngờ; thấy người khác có được gì tốt, dường như bản thân mất đi cái gì tương tự; gặp phải người khác có gì tổn thất, dường như bản thân chiếm được chỗ tốt đó vậy. Đây cũng là thái độ làm người của tôi.”
Tử Cao than thở: “Đại phu vẫn còn tâm thái như vậy, tâm thuật bất chính như vậy, sợ rằng không lâu sau sẽ đưa tới tai họa diệt môn, ác báo há chỉ là mấy thứ trước mắt này sao!” Tưởng Viện nghe Tử Cao nói như vậy, cảm thấy rất sợ hãi, chẳng biết thế nào cho phải. Tử Cao lại nói: “Trời tuy cao xa mà có thể nhìn rõ chân tơ kẽ tóc, nếu như ông có thể thành tâm sửa lỗi trước đây, thành tâm hướng thiện, thì nhất định sẽ chuyển họa thành phúc, từ giờ trở đi sửa chữa vẫn còn kịp!”
Tưởng Viện từ đó về sau bỏ thói xấu tật đố, trong lòng biết sợ, hành thiện tích đức, tiến cử hiền tài. Chưa đầy vài năm sau, bệnh tật của con cái đều dần dần khỏi hẳn.
Sự thông minh của người xưa là ở chỗ có thể từ lời nói và việc làm của người mà đoán được họa phúc, có thể phân rõ thiện ác thị phi; đồng thời còn có thể biết sai là sửa, chuyển họa thành phúc. Đây là một phương diện thực sự có lợi cho con người của văn hóa truyền thống.
Còn hiện tại có không ít đất nước lại cổ xúy cho nền văn hóa tự do, chống lại Thần Phât, không coi trọng phẩm chát tốt của con người, con người không cần dạy đạo nghĩa mà chỉ a dua theo cái gọi là giải phóng: giải phóng tình dục, giải phóng cách sống, dung túng cho những hành vi bại họai, tốt xấu không rạch ròi. Đó chẳng phải là đang hủy hoại nhân loại hay sao? Hủy hoại chính cuộc sống của mình.
Con người không tốt, đạo đức không được đề cao thì đó chính là mảnh đất của nghiệp lực sinh tồn. Rồi thảm họa thiên nhiên, động đất, sóng thần, rồi dịch bệnh gieo rắc tai họa v.v, con người phải hứng chịu hết, phải trả hết những gì mình đã gây ra.
Minh bạch chân tướng, phục hưng văn hóa truyền thống, quay trở về con đường truyền thống, thuận theo đặc tính vũ trụ, con người cần phải sống thiện lương, bỏ hết mọi thứ tâm đố kỵ, ích kỷ, nóng dận, sân si..; con người cần hướng đến điều thiện, trong tâm lúc nào cũng bao dung, tha thứ, từ bi; nóng dận thì nhẫn nhịn một chút để giữ được hòa khí bình an. Đó chính là cách mình đang rèn giũa cho mình một cuộc sống an nhiên. Bệnh tật, tai họa có tìm đến cũng không có đường vô.
Nguồn: Zhengjian
Nhung Nguyễn biên tâp