Nguồn ảnh: tienphong.vn

Khám Phá

Hé lộ bí mật: Vì sao thái giám thời xưa thường sống thọ hơn người bình thường

By Đăng Dũng

November 09, 2021

Xuyên suốt lịch sử Trung Quốc, thái giám luôn là vị trí không thể thiếu và đóng một vai trò quan trọng trong cung đình. Xét trên một vài phương diện có thể thấy, họ rất đáng thương nhưng cũng thật may mắn. Bởi họ thường sống lâu hơn so với những người đàn ông bình thường.

Ở Trung Quốc, người ta từng khai quật được các chữ giáp cốt từ thời nhà Thương, trong đó có một chữ không còn nguyên vẹn, nhưng có ý nghĩa giống chữ Yêm (thiến), có thể thấy từ thời đại đó đã xuất hiện hoạt động tịnh thân nhưng chưa có tài liệu nào cho thấy họ hầu hạ trong cung đình.

Đến thời nhà Hán, thống nhất cách gọi người hầu hạ bên cạnh hoàng đế là “hoạn giả” hay “hoạn quan” song ban đầu hoạn quan không nhất thiết đều là người “khiếm khuyết bộ phận sinh dục”, chỉ sau thời Đông Hán mới hoàn toàn sử dụng những người này làm hoạn quan.

Đến thời nhà Thanh, hoạn quan đều được gọi là thái giám. Thanh triều kiểm soát thái giám vô cùng nghiêm khắc, ngoài một hai thái giám được sủng ái, nắm quyền lực nhỏ vào cuối thời nhà Thanh ra, hoàn toàn không có tình trạng hoạn quan chuyên quyền từng có như các vương triều trước đó.

1. Vì sao tuổi thọ của các thái giám lại cao hơn người bình thường như vậy?

Theo báo cáo nghiên cứu tuổi thọ thái giám được một trường đại học ở Hàn Quốc thực hiện, tuổi thọ trung bình của thái giám là khoảng 70 tuổi, trong khi tuổi thọ ở những nam giới bình thường cùng thời chỉ có 56 tuổi, hoàng đế đại thần cũng không ngoại lệ. Có thể thấy khoảng cách chênh lệch là khoảng hơn chục tuổi.

Vậy tại sao tuổi thọ của các thái giám lại cao hơn người bình thường như vậy?

Nhóm nghiên cứu của đại học In-ha (Hàn Quốc) đưa ra 2 nguyên nhân sâu xa nằm ở hai điểm sau:

Thứ nhất, các thái giám đều phải trải qua quá trình “tịnh thân”, với đặc điểm cấu tạo sinh lý đặc biệt này, hệ thống miễn dịch của họ trở nên tốt hơn.

Ngoài ra, do không sinh hoạt tình dục, cơ thể của họ không mất đi tinh khí. Nguồn tinh khí này chính là nền tảng của cơ thể, tinh khí đủ đầy tự khắc kéo dài tuổi thọ.

Thứ hai, các thái giám chịu ít áp lực cuộc sống, không phải lao tâm khổ tứ về những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống.

Nếu một người phải chịu áp lực tinh thần lớn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của chính họ. So với những nam nhân bình thường, các thái giám không lấy vợ sinh con, không phải vật lộn kiếm ăn nuôi gia đình.

Ngoài một bộ phận thái giám hầu hạ kề cận hoàng thượng, phải đối mặt với áp lực lớn, thì những thái giám khác chỉ cần làm tốt công việc hàng ngày, áp lực công việc nhỏ, thế nên cuộc sống tương đối thoải mái. Chính vì vậy tuổi thọ của đa số thái giám thường cao hơn so với những người bình thường.

2. Tại sao trên cơ thể của thái giám thời cổ đại luôn có mùi lạ?

Trong quyển sách của tác giả Steadicam còn có ghi lại rằng, sau khi thái giám bị hoạn, họ sẽ mắc chứng đái dầm trong một khoảng thời gian ngắn, thường là từ 2 đến 3 tháng. Nhưng nếu thời gian này kéo dài lâu hơn thì đó là một vấn đề lớn. Lúc đó, thái giám này sẽ bị thái giám tổng quản trừng phạt cho đến khi nào không còn đái dầm nữa.

Nguyên do là bởi vì điều kiện y tế thời cổ đại không hề tốt, không có cách khử trùng hiệu quả sau khi tịnh thân thái giám. Họ phải tự mình vệ sinh vết cắt.

Nhưng, đái dầm và thấm nước tiểu ra quần là chuyện không thể tránh khỏi. Trong xã hội phong kiến, người dân thường sử dụng những câu từ khó chịu và kinh tởm nhất để mô tả mùi hôi từ cơ thể của thái giám. Có những lúc đứng cách xa 300 mét còn có thể ngửi thấy những mùi hôi đó. Tuy nhiên, mỗi thái giám có một mùi hôi khác nhau. Không ít người cho rằng, thái giám trên người có mùi nồng nặc đều là những thái giám cấp thấp, rất khác với các thái giám ở cạnh hoàng đế mỗi ngày.

Một số thái giám đã mặc quần áo thật dày để che giấu mùi hôi nhưng đây là cách thức không hiệu quả. Bởi vào mùa hè, nếu mặc nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn. Cũng có thái giám đặt khăn tay vào đáy quần của mình để giúp giữ vệ sinh và đồng thời hạn chế mùi hôi thoát ra ngoài.

Một số người khác tìm hương liệu để lấp đi mùi hôi kia. Đây được xem là cách thức hữu hiệu nhất. Chính vì sử dụng hương liệu mà các thái giám đã không khiến hoàng đế và các phi tần hậu cung khó chịu khi đứng gần. Tuy nhiên, không phải thái giám nào cũng có đủ khả năng và đủ tài chính để tìm hương liệu tốt.

Con người ta ai cũng phải tuân theo quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” của tạo hóa. Tuy nhiên, nhân loại luôn tìm hiểu về những quy luật của tự nhiên để thích ứng để đạt được mục đích giảm thiểu hoặc tránh phát sinh bệnh tật, tạo trạng thái tốt nhất cả về tinh thần lẫn thể chất, âm dương điều hòa trong quá trình hoạt động sống của cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa, từ đó kéo dài tuổi thọ.

Người xưa từng nói: “Vui vẻ túng dục nhất thời, gian nan khổ cực theo sau”.

Một người có ham muốn càng lớn thì áp lực càng nhiều, dục vọng càng mạnh thì càng dễ bị ràng buộc chặt hơn.

Theo Dailymail, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tổng hợp Sheffield khẳng định những con bọ trong bột có xu hướng sống lâu hơn nếu tránh ghép đôi. Đồng thời, những côn trùng quan hệ phối ngẫu mỗi ngày thường chết yểu.

Thực tế cho thấy các nữ tu thường sống lâu hơn nhiều so với phụ nữ đã sinh con. Các nhà khoa học cho rằng trong thời gian quan hệ tình dục, hệ thống miễn dịch của người có phần giảm, từ đó dẫn đến thực tế là bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục có thể dễ dàng lây lan.

Trong phép dưỡng sinh, các đại danh y xưa đều cố gắng khuyên răn người giữ gìn tâm thanh tịnh, tiết chế chuyện phòng the phòng hậu họa khó lường. Ví như danh y Tuệ Tĩnh đã có câu nói nổi tiếng: “Bế tinh dưỡng khí tồn thần, Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình”.

Ý nói lên rằng muốn sống lâu, sống khỏe cần phải Bế tinh, tức là tiết chế quan hệ nam nữ, thanh tâm quả dục để giữ gìn Tinh, một trong tam bảo của con người.

Do vậy có thể kết luận rằng, muốn sống thọ thì con người nên biết kiềm chế sự phóng túng dục vọng của bản thân.

Đăng Dũng biên tập