Nguồn ảnh:family

Khám Phá

Heo, chim kính cẩn cúi lạy Đức Phật – Hiện tượng minh chứng có sự tồn tại của luân hồi chuyển kiếp

By Đăng Dũng

September 14, 2020

Một con lợn trốn khỏi chuồng quỳ hai chân lê đến trước cửa chùa, một chú chim cúi đầu trước bức ảnh của Đức Phật. Những hình ảnh không khỏi khiến người ta ngạc nhiên và xúc động. Hai câu chuyện không khỏi khiến người ta liên tưởng đến sự tồn tại của luân hồi chuyển kiếp.

Mùa xuân năm 2015, trong một lễ hội mùa xuân của người dân tại làng Vĩnh Gia, Huyện Ôn Châu, Tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, tất cả những người có mặt tại chùa đã được chứng kiến một cảnh tượng kỳ lạ.

Tại thời điểm các chư tăng trong chùa tiến hành lễ tụng kinh thì bất ngờ một con lợn từ đâu xuất hiện trước cửa chùa, con lợn này quỳ xuống bằng hai chân và lê mình hàng tiếng đồng hồ cho đến khi vị sư trụ trì ra xem và đọc kinh Phật cho nó nghe. Sau khi nghe nhà sư đọc kinh xong, con lợn liền đứng dậy.

Câu chuyện ngay lập tức được cộng đồng mạng quan tâm và chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Một số người đưa ra những lý giải rất khoa học như con lợn có thể mắc một căn bệnh liên quan tới thiếu hụt vitamin E nên dẫn đến triệu chứng không đứng vững bằng bốn chân. Nhưng đa số những ý kiến khác, đặc biệt là những người được chứng kiến tận mắt cảnh tượng trên không cho rằng như vậy, họ tin rằng có luân hồi tồn tại, con lợn kia có linh tính và nó đang cầu xin điều gì đó.

Phật gia từng giảng rằng có lục đạo luân hồi, có chuyển sinh từ người chuyển sang các kiếp sống khác như động vật, cây cối. Con lợn này có thể kiếp trước đã từng là người xấu, làm chuyện bại hoại khiến phúc đức hao tổn mắc nợ người khác nên kiếp này có thể phải chuyển sinh thành lợn để trả nợ.

Ông Hoàng, chủ nhân con lợn nặng 150 cân này cho biết, nó đã chạy trốn khỏi chuồng vào sáng 22 trong lúc đang chuẩn bị mổ lợn. Sau con lợn được nghe kinh Phật nó vẫn bị bắt lại và làm thịt như dự định. Trước thông tin này, cư dân mạng phản đối mạnh nhưng con lợn cũng đã bị mổ thịt. Sau này ông Hoàng mới hối hận vì không nên làm vậy với chú lợn đáng thương này.

Đọc đến đây, nhiều người đã vội nghĩ sao Đức Phật từ bi như vậy sao không cứu giúp con lợn? Kỳ thực, con người chúng ta khó mà hiểu được thiên lý sâu xa.

Trong vũ trụ này có một Pháp Lý, có nợ thì phải hoàn trả, mọi sự tình trên đời đều đã có an bài định sẵn, chú lợn bị mổ thịt cũng được xem như trả nợ xong một khoản nợ, đời sau có lẽ sẽ tốt hơn. Chú lợn sẽ được an bài khác có thể thành người, thành cây cối hay động vật… điều này tùy thuộc vào nghiệp chướng của nó. Nếu được đắc thân người sẽ là may mắn và cơ duyên trân quý để nó có thể tìm kiếm cơ duyên tu luyện, đắc chính quả, giải quyết được vấn đề căn bản của đời người, thoát khổ.

Một câu chuyện khác, tương tự xảy ra tại một ngôi chùa ở phía nam Trung Quốc. Trong một buổi nghe trụ trì thuyết giảng, một nhóm chư tăng thấy bất ngờ từ đâu bay đến một chú chim bồ câu cúi đầu kính cẩn trước Pháp ảnh của Phật Thích Ca Mâu Ni, cảnh tượng này khiến những người chứng kiến không khỏi ngạc nhiên. Chú chim này có thể kiếp trước từng là người tín Phật nên kiếp này tuy đầu thai nhưng nó vẫn nhớ cách sám hối trước tượng Phật.

Chú lợn chạy tới cửa chùa để xin cứu mạng hoặc nếu không thoát được cũng xin được nương nhờ Phật môn, đời sau quyết chí tu hành

Được thân người quả thật khó lắm thay, nhân thân nan đắc quả là quá trân quý. Chỉ có được thân người, chúng ta mới được phép tu luyện, mới được phép nghe Phật Pháp.

Từ ngàn xưa đến nay, trải qua ngàn đời, các sinh mệnh trên thế gian cứ chiểu theo đức nghiệp của bản thân mà luân hồi chuyển thế, cũng từ đức nghiệp mà an bài vận mệnh của một đời. Người đức cao vạn điều thuận lợi, kẻ thất đức chịu khổ vô biên. Người xuất gia hay rất nhiều người cao niên vốn đã trải qua bao ngọt đắng trong đời, họ đều hiểu được rằng, làm thân người vốn không phải để hưởng thụ cuộc sống mà uyên nguyên sâu xa nhất chính là tu tâm, hoàn trả nghiệp đạt được các cảnh giới cao hơn của sinh mệnh.

Làm người sao có thể tránh khỏi những lúc khó khăn, buồn khổ nhưng xin bạn nhớ rằng chỉ cần bản thân luôn sống thiện lương, tích đức hành thiện, tránh xa điều ác, gặp điều tốt thì mừng cho người, mừng cho mình, gặp chuyện phật lòng thì bình tâm đón nhận, đối đãi bằng tâm thái tích cực. Làm được như vậy ấy chính là người không tu trong Đạo mà đã ở trong Đạo. Cuộc sống có nhiều biến cố đến, nhưng nếu trong tâm giữ được sự tĩnh lặng bình thản thì sóng gió kia cũng chỉ là hoàn cảnh để bạn thành tựu bản thân mình.

Biên tập: Thiên Hà