Qua sự phát triển và những thành tựu của khoa học hiện đại, nhân loại đã ngày càng tiến tới tin rằng khoa học có khả năng đưa ra giải thích cho mọi thứ tồn tại trên hành tinh và trong vũ trụ của chúng ta.
Nhưng chúng ta hãy nhớ lại rằng mặc dù nhiều hiện tượng trên thế giới thực sự có những giải thích khoa học, nhưng không phải tất cả đều có thể được giải thích bằng kiến thức khoa học hiện nay.
Ví dụ, khoa học vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời rõ ràng về quá trình mà vũ trụ được hình thành. Khoa học cũng không thể giải thích được sự hình thành của các tín ngưỡng tôn giáo. Khi bước vào lĩnh vực siêu tự nhiên, có những hiển hiện bí ẩn vẫn chưa có những giải thích khoa học có vẻ hợp lý bởi vì không thể áp dụng phương pháp khoa học để đo lường hay nghiên cứu những hiện tượng đó.
Chúng ta hãy thử xem xét một số hiện tượng không thể giải thích này và tự nhắc nhở mình rằng vũ trụ là một huyền bí và những hiện tượng siêu nhiên vẫn còn là những điều bí ẩn.
1. Liệu pháp tinh thần (Placebo Effect)
Liệu pháp tinh thần từ lâu vẫn là một ẩn đố y học động chạm đến ảnh hưởng của tinh thần đối với sức khỏe của thân thể và tác dụng chữa bệnh. Người ta đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân tin là đã được điều trị bằng một loại thuốc có hiệu lực có thể khỏi bệnh ngay cả khi họ chỉ được cho uống các viên thuốc giả bằng đường.
Phát hiện này đã dẫn đến việc nghiên cứu sử dụng việc thử nghiệm ‘mù kép’ để tránh việc sự dự tính của cả những người làm thí nghiệm và những người tham gia ảnh hưởng đến kết quả. Không may là, qua nhiều năm, hiệu lực và khả năng đo lường được của liệu pháp tinh thần đã bị khoa học coi là không đáng tin cậy.
Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp những người tự khỏi bệnh, nhiều khi thậm chí còn vượt quá cả các phương cách y học hiện có để chữa trị cho thân thể vật lý.
2. Giác quan thứ 6
Năm giác quan nhìn, nghe, nếm, sờ, và ngửi giúp chúng ta khám phá thế giới vật chất của chúng ta. Còn có giác quan thứ 6, một khả năng cảm nhận nội tại còn được gọi là trực giác. Từ ‘trực giác’ có nguồn gốc từ tiếng La-tinh “intueri”, có nghĩa là ‘nhìn vào bên trong.’
Trực giác là khả năng nhận biết và hiểu được mà không cần phải dùng sự suy luận hay phân tích lô-gíc, và tất cả mọi người đều có nó ở các mức độ nhạy bén khác nhau. Trực giác còn được gọi một cách phổ biến là “linh cảm” hay “trực cảm” (gutfeeling), một sự hiểu biết nội tại về một điều gì đó hay một tình huống nào đó mà không cần có sẵn kiến thức về nó. Theo Cuộc điều tra của PRWeek/Burson-Marsteller CEO năm 2006, 62% các tổng giám đốc (CEO) thường ra các quyết định kinh doanh dựa trên trực giác của mình thay vì dựa vào việc phân tích dữ kiện.
Một nghiên cứu năm 2007 được đăng trên tạp chí Current Biology (Sinh học hiện nay) cũng phát hiện ra rằng những người tham gia, không có thời gian để nhìn mà phải dựa vào trực giác, nhặt ra một hình tượng khác lạ trong số hơn 650 hình tượng giống hệt nhau một cách chính xác hơn so với khi có 1,5 giây để nhìn các hình tượng.
Triết gia Trung Quốc thời cổ Lão Tử đã từng nói rằng, “Sức mạnh của việc hiểu biết theo trực giác sẽ bảo vệ chư vị khỏi bị hại cho đến cuối đời.” Albert Einstein cũng đã từng nói, “Thứ duy nhất có giá trị thực sự là trực giác.”
Thế nhưng trực giác đến từ đâu? Các nghiên cứu về bộ não người lưu ý đến tuyến quả thông như là một câu trả lời khả dĩ cho bí ẩn này. René Descartes (1596–1650), cha đẻ của triết học hiện đại, đã gọi tuyến quả thông là “chỗ ngồi của tâm hồn”. Tư tưởng phương Đông cổ xưa coi trực giác nằm ở trong khu vực tuyến quả thông và tin rằng nó có thể tiếp nhận sự chiếu sáng từ tâm hồn với hình thức kiến thức hoặc ý tưởng.
3. Trải nghiệm cận tử
Đã có nhiều báo cáo về các trải nghiệm kỳ lạ khác nhau đến với những người gần chết, như đi qua một đường hầm vào một nơi có ánh sáng chói lòa, gặp những người thân yêu, và có một cảm giác êm đềm, thanh thản.
Đáng chú ý nhất là trải nghiệm của Bác sĩ George Rodonaia, mà “trải nghiệm cận tử lâm sàng” của ông năm 1976 là trường hợp được ghi chép đầy đủ nhất từ trước đến nay. Trải nghiệm này đã biến đổi George Rodonaia, là một người vô thần trước đó và sau đó đã trở thành một linh mục được phong chức trong Nhà thờ Chính giáo phương Đông.
Trải nghiệm của ông gợi ý cho chúng ta rằng có một thế giới khác ở phía bên kia thế giới vật chất này của con người. Mặc dù nhiều người đã thực sự đi qua những trải nghiệm này, khoa học vẫn chưa thể đưa ra một lời giải thích cho hiện tượng trải nghiệm cận tử này.
Một số nhà khoa học có nói rằng những trải nghiệm cận tử này có thể được giải thích là kết quả của ảo giác của một bộ não bị thương. Nhưng không phải trường hợp nào cũng là bị thương não, vì vậy không có giả thuyết khoa học cụ thể nào có thể đưa ra hoặc là các lời giải thích hoặc là lý do tại sao nhiều người lại có những trải nghiệm này và tại sao những trải nghiệm đó lại thường mang tính thay đổi cả cuộc đời của họ.
Quang Minh biên tập