Cuộc Sống 4 Phương

Hiện tượng người trẻ hiện đại càng đi làm càng mắc nợ

By Truong Phong

September 26, 2021

Nợ nần không thể lấp đầy cũng giống như việc điều khiển một chiếc xe ngựa, một khi bạn mất kiểm soát thì rất khó để trở lại đúng đường. Nhiều trường hợp nợ nần đã trở thành gánh nặng không thể cáng đáng nổi trong cuộc sống của khá nhiều người trẻ.

Nhiều người gọi Gen Y và cả Gen Z hiện tại bằng tên gọi “thế hệ nợ nần”. Lý do họ nợ nần thì có rất nhiều: vì tâm lý “lấy ngắn cắn dài”, vì nuông chiều bản thân, vì suy nghĩ “khổ mãi rồi sướng một lần không được à”, vì chạy theo sở thích của bản thân và đương nhiên, cũng có những trường hợp nợ nần vì công việc kinh doanh gặp khó khăn hay vì đầu tư cho tương lai.

Vấn đề của những người trẻ càng kiếm tiền càng nghèo là vì họ lâm vào những khoản nợ phi lý khiến tình hình trở nên mất kiểm soát và cuộc sống của họ cũng vì thế mà dần rơi vào vực thẳm.

Không giống như lứa trung niên đã thành gia lập nghiệp, phần lớn đều gom góp để có nhà riêng rồi, những khoản tiền cũng góp phần tác động đến tỷ lệ nợ nần của những người trẻ tuổi. Áp lực trả nợ thậm chí còn làm người ta luống cuống hơn tiếng chuông đồng hồ báo thức, nhưng vừa mới bước chân vào xã hội, hầu hết người trẻ vẫn chưa có tiền hoặc chưa đủ điều kiện mua nhà.

Theo đó, tiền họ vay được phần lớn dùng để tiêu dùng. Chi tiêu trả góp và thẻ tín dụng là hai sản phẩm tín dụng được giới trẻ sử dụng phổ biến nhất. So với việc mua sắm bằng thẻ tín dụng thì việc mua sắm trả góp không đa dạng bằng song nó thắng thế ở độ tiện lợi không yêu cầu phí thường niên, điều kiện đăng ký đơn giản và tỷ lệ thâm nhập trong giới trẻ cũng cao hơn đáng kể.

Đối với phần đông người trẻ, mục đích tiêu dùng chính của họ khi sử dụng các sản phẩm tín dụng thường là đáp ứng các chi phí sinh hoạt cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, nghỉ ngơi, giải trí…

Ví dụ bạn vào siêu thị mua gói snack, lướt qua quầy hoa quả tiện tay xách túi táo rồi lại không thể không vào gian hàng mua thêm bộ quần áo hay đôi giày… Tất cả đều dùng thẻ tín dụng hoặc tài khoản vay thấu chi để thanh toán, cảm giác rất thích, tiêu như không tiêu. Cứ thế, mọi thứ vượt ra khỏi tầm kiểm soát từ bao giờ không hay.

Đã từng có vô số những ví dụ tương tự như thế. Tất cả chỉ vì ban đầu, họ không cưỡng lại được việc chi tiền cho một sản phẩm nào đó họ thích và rồi họ tính toán sai số tiền phải bỏ ra, cứ thế con đường càng đi càng lệch, càng tiêu càng nhiều:

Một bạn nữ 28 tuổi, từng có thu nhập 150 triệu/ năm. Những khoản vay nợ cho phép bạn ấy sở hữu những sản phẩm vốn không tương xứng với thu nhập của mình như các sản phẩm chăm sóc da đắt đỏ, quần áo hiệu, iPhone, iPad đời mới nhất. Qua đến năm sau, người này đã mang số nợ tương đương thu nhập năm của mình, chất lượng cuộc sống sẽ suy giảm trong khi tôi không có nguồn thu nhập bổ sung nào.

Một trường hợp khác tự nhận mình là mẫu con trai ga lăng, mỗi tháng chi tiền triệu tình phí cũng có thể dẫn đến các khoản nợ vay. Có trường hợp chia sẻ: “ Tôi vay tiền bên này để trả nợ cho bên khác, việc đó kéo dài hơn 2 năm… Mỗi lần đi chơi với người yêu, tiền ăn uống, tiền mua sắm, tất cả các loại tiền đều là tôi trả. Lúc đầu vẫn ổn nhưng càng về sau cô ấy càng đòi hỏi nhiều hơn, và tôi thì không thể nào đáp ứng nổi những yêu cầu của cô ấy nữa khi mà hàng tháng tôi đều phải trả nợ mấy chục triệu, cũng vì cô ấy.”

Nhiều kết quả nghiên cứu lại chỉ ra một điều thú vị rằng những người nợ nhiều nhất lại tập trung vào nhóm người có trình độ học vấn cao. Tuy nhiên, việc những người trẻ này nợ nhiều không có nghĩa họ bị khủng hoảng nợ nần nghiêm trọng, bởi ít nhất họ vẫn có khả năng trả nợ nhất định, niềm tin vào tương lai và xu hướng tiêu dùng tích cực.

Tấy nhiên, nợ nần không phải là cội rễ của mọi điều xấu xa. Biết lợi dụng việc mượn nợ cho phép một số người kéo dài được thời gian cố gắng, một số thì thoát khỏi khó khăn và một số khác thậm chí còn kiếm được nhiều hơn. Đương nhiên, tiền đề quan trọng là mọi thứ phải xoay quanh 2 chữ “hợp lý”.

Nguồn: PLĐS

Vũ Nam tổng hợp.