Nguồn ảnh: SOH

Văn Hóa

Hoàng đế Khang Hy, ngay cả sinh nhật của mình cũng muốn đến lớp

By Lan Hòa

August 03, 2021

Vua Khang Hy chính là vị vua cai trị lâu nhất trong lịch sử Trung Hoa, suốt những năm trị vị Khang Hy luôn được đánh giá là vị vua tài ba lỗi lạc, ông là người đặt nền móng cho sự thịnh vượng của vương triều nhà Thanh kéo dài trên 130 năm. Ông là người hoàn thành sự nghiệp thống nhất và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc cũng như mở rộng bờ cõi của nhà Thanh cũng như đưa ra các chính sách sát nhập người Mãn và người Hán.

Gia tộc hoàng đế với truyền thống thư pháp hưng thịnh

Bảo tàng Cung điện Quốc gia ở Đài Bắc lưu giữ các bản gốc, một trong số đó là lời cầu nguyện do Khang Hy viết khi bà của ông bị bệnh, mỗi nét chữ đều đoan chính và tú lệ. Người ta nói “nét chữ nết người”, và thư pháp của Khang Hy khiến người ta cảm nhận được nguồn năng lượng thuần chính, tích cực.

Ông tin rằng thư pháp có thể khơi dậy tính khí của con người, làm giảm tình trạng căng thẳng và có lợi ích to lớn đối với thể chất và tinh thần. Ngay từ nhỏ, Khang Hy đã chép một cuốn sách nổi tiếng, và viết hàng nghìn từ mỗi ngày, không bị gián đoạn. Ông đặc biệt thích Nhan Chân Khanh trong triều đại nhà Đường. Hoàng đế Khang Hy không chỉ viết giỏi chữ Hán mà thành thục cả Mãn văn, ông cũng đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với các hoàng tử, mỗi hoàng tử đều có thư pháp tuyệt vời bằng tiếng Mãn.

 

Bức chân dung hoàng đế Khang Hy khi còn trẻ đang cầm bút lông chuẩn bị viết. Các học giả và chuyên gia nói rằng ông viết chữ rất đẹp. (Ảnh: Sound Of Hope)

Khang Hy yêu thích thư pháp và đôi khi lựa chọn nhân tài dựa trên các nét chữ. Những người viết chữ quá nguệch ngoạc, ông sẽ không xem trọng. Khi có khoa cử, chữ viết tay của một người nào đó thực sự xấu, Khang Hy sẽ loại người đó ra.

Phương pháp này có nguồn gốc từ xa xưa, khi thi tuyển các quan lại thời Đường đều có bốn tiêu chí, chính là “thân, ngôn ,thư, phán”, khải thư tao nhã, đã trở thành một phong cách văn học đặc biệt vào thời nhà Đường và tạo nên một thế hệ thư pháp hưng thịnh. Từ triều Thanh trở xuống, thư pháp phát triển rất mạnh mẽ.

Sở hữu kiến thức uyên bác thông qua quá trình học tập chăm chỉ

Niềm yêu thích với việc đọc sách và học tập của Hoàng đế Khang Hy quả thực hiếm có trong lịch sử Trung Quốc. Từ khi tiến nhập vào thư viện Hoàng gia khi mới 5 tuổi, ông đã chăm chỉ học tập ngày đêm bất kể nóng lạnh, học đến quên ăn quên ngủ. Thái hoàng thái hậu đã từng đặc biệt khuyên ông: “Hoàng thượng không phải là quan chủ trì kì thi. Sao lại hoàng thượng làm chăm chỉ như vậy?”

Hoàng đế Khang Hy có phải là “cao thủ thiên sinh” không? Thực ra, ông ta không hề thích người khác nói như vậy. Lấy “Tứ Thư” làm ví dụ, “phải đọc thuộc lòng từng chữ và không bao giờ tự lừa dối mình”, tức là đọc đi đọc lại nhiều lần, không bao giờ cẩu thả. Bình thường khi ở lớp, ông thường có thể trích dẫn kinh sách bất cứ lúc nào, trí nhớ của ông không phải bẩm sinh mà có được nhờ chăm chỉ, dụng tâm.

Bất kể là đi tham quan hay ở trong cung, ông đều nói về “Chu Dịch”, đọc “Thượng Thư”, thông “Thi Kinh”. Đối với ông mà nói, đọc và viết đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống.

Vị hoàng đế ngay cả sinh nhật của mình cũng muốn đến lớp

Chuyện hoàng đế đi học không phải là duy nhất đối với triều đại nhà Thanh, ngay từ thời nhà Tống, đã có chế độ vua quan cùng nhau thảo luận về lịch sử cổ điển, được gọi là “Kinh Diên”.

Đối với Khang Hy hoàng đế, ông bắt đầu từ năm mười chín tuổi, hàng ngày bắt đầu từ 7 giờ đến 9 giờ sáng, sau khi giải quyết việc lớn của quốc gia, là lúc ông lên lớp học, trừ phi hoàng đế lâm trọng bệnh, hoặc triều đình có một buổi lễ lớn, hoặc hoàng đế đang trinh chiến ở nước ngoài, thì những ngày bình thường, thậm chí sinh nhật của bản thân, ông cũng không để lớp học của mình bị gián đoạn.

 

 

Tinh thần học hỏi của Hoàng đế Khang Hy quả khiến người đời có ấn tượng sâu sắc, ông không nghe giảng một cách thụ động, luôn chủ động hỏi han, đưa ra lời góp ý để lớp học được cải thiện, chuẩn bị kỹ càng trước khi đến lớp, những vấn đề không minh tỏ thì hỏi thầy cô, sau đó chăm chú lắng nghe phân tích. Đôi khi yêu cầu thêm lớp học hoặc kéo dài thời gian học, và đã sử dụng thời gian buổi tối để thêm khóa học “Tư Trị Thông Giám”.

Một trong những người thầy của ông là Trương Anh đã từng nói rằng:”Tinh thần học tập của hoàng đế Khang Hy là cực kì hiếm thấy”

 

Nguồn: Sound Of Hope

Lan Hòa biên tập