Nguồn ảnh: Internet

Đời Sống

Học cách cúi đầu trước những sai lầm của bản thân

By Đăng Dũng

February 24, 2021

Can đảm cúi đầu trước sai lầm mình gây ra chính là thể hiện của sự thông minh và quyết đoán. Tuy nhiên, có nhiều người lại không đủ can đảm để làm điều đó, và họ cứ mãi bị rớt lại ở những nơi họ bị ngã xuống, chẳng thể nào vực dậy bò lên để đi tiếp.

Thực ra cúi đầu không phải khuất nhục, cúi đầu không phải người thấp hèn, mà chính là một sự dũng cảm, là thể hiện rằng bản thân đã biết sai và sẽ sửa. 

Một con bướm bay vào từ cửa sổ đang mở, nó bay lượn vòng trong căn phòng, nó hơi hoảng hốt, rõ ràng là nó đang cố gắng tìm lối ra. Nhưng sau nhiều lần cố gắng bay từ trái qua phải, nó vẫn không bay ra khỏi nhà.

Lý do tại sao con bướm này không thể quay lại con đường ban đầu để bay ra?. Bởi vì nó luôn tìm kiếm một lối thoát trong không gian trên cùng của căn phòng và không chịu bay xuống nơi thấp hơn, nơi có những cửa sổ đang mở để nó có thể bay ra.

Cuối cùng, con bướm đã không chịu bay thấp hơn một chút nên đã hết năng lượng, ngã lăn ra bàn mà chết vì kiệt sức.

Trong cuộc sống, những khó khăn cũng giống như cái cửa, không thể nào mỗi cánh cửa đều vừa với cơ thể và chiều cao của chúng ta, chúng có thể sẽ thấp hơn hoặc chật hơn. Bậc trí giả hiểu được phải khom lưng, nghiêng người để qua; còn người cố chấp thì thường đụng phải tường, thậm chí toét đầu chảy máu.

Đó cũng chỉ là ví von, trong cuộc sống học được cách cúi đầu thật ra là một loại trí tuệ, muốn đứng trên thiên hạ, cũng cần luôn nhớ cách cúi đầu. Nho gia thời xưa, học sinh nhập học trước tiên phải khấu đầu bái sư; tín đồ Phật giáo đến đại điện phải làm lễ bái; cho dù giữa bạn bè với nhau, cũng phải học cúi đầu, biết khiêm tốn.

Một hôm có người hỏi Socrates: “Ông là người có học vấn uyên thâm, ông có biết khoảng cách giữa trời và đất là bao nhiêu không?”. Socrates trả lời: “Khoảng 1 mét”.

Người đó không tin nói: “Thưa ông, ngoài trẻ sơ sinh ra, chúng ta ai cũng cao hơn 1 mét, nếu độ cao giữa trời và đất chỉ có 1 mét, thì chẳng phải chúng ta đã đâm vào bầu trời rồi hay sao?”

Socrates tiếp tục nói: “Đúng, ai mà chả cao hơn 1m, nếu muốn nổi bật giữa trời đất, thì phải biết cách cúi đầu”.

Câu chuyện này cho chúng ta biết một đạo lý, cúi đầu chính là cách hành xử đúng mực trong cuộc sống.

Trong cuộc sống, chúng ta không ai là không từng phạm sai lầm. Khi đã sai lầm thì phải sửa chữa. Nhưng trước khi sửa sai, cần phải biết can đảm “cúi đầu” thừa nhận lỗi lầm của bản thân.

Tuy nhiên, có nhiều người lại không đủ can đảm để làm điều đó, và họ cứ mãi bị rớt lại ở những nơi họ bị ngã xuống, chẳng thể nào vực dậy bò lên để đi tiếp.

Can đảm “cúi đầu” trước sai lầm mình gây ra chính là thể hiện của sự thông minh và quyết đoán. Đây là một loại cảnh giới và phẩm cách cao quý, cũng là một loại rộng lượng và thong dong. Có thể gập vào thì mới có thể duỗi ra, có thể lui mới có thể tiến, có thể nhu mới có thể cương.

Dân gian có câu ngạn ngữ: “Cúi đầu là bông lúa, ngẩng đầu là cỏ dại”. Cây lúa càng chín hạt càng chắc, đầu sẽ rủ xuống; còn cỏ dại lúc nào cũng ngẩng đầu lên, thể hiện bản thân. Thế nhưng, ai cũng coi trọng bông lúa, còn chẳng mấy ai để mắt đến loài cỏ dại.

Người xưa cũng từng nói: Cứng quá thì dễ gãy, chí thiện như nước. Làm người không thể không có cốt cách khí tiết, nhưng cũng tuyệt đối không được mãi ngẩng cao đầu. Người quân tử đối nhân xử thế giống như nước chảy, tốt cho vạn vật, mà lại rất mềm mại, chẳng phân tranh mãi với người. Vì họ hiểu rõ, người biết ở chỗ thấp, thì mới có thể lên cao; người biết co, thì mới có thể duỗi; người biết nhu, thì mới có thể cương; người biết lùi, thì mới có thể tiến.

Con người sống cả đời đã không dễ dàng gì, ngọt bùi cay đắng, bi quan ly hợp, chúng ta đều phải sống thật tốt, sống cuộc đời mà mình mong muốn. Thay vì cúi đầu lấy lòng người khác, bạn hãy cúi đầu trước những sai lầm của bản thân, thay đổi bản thân theo hướng tích cực, bạn mới có cuộc đời tốt đẹp.

Nguồn Dusheng

Huy Hiếu