Tuân Tử từng dạy: “Im lặng, lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là 5 cung bậc khác nhau của trí tuệ”. Học cách im lặng cũng là một loại trí huệ vậy. Trong cuộc sống đầy hối hả, có thể “chậm” lại một chút, ta mới vượt qua được những chướng ngại trong đời.
Nghe thì có vẻ hơi vô lý nhưng thử quan sát cuộc sống của những người thành công trong xã hội, ta thấy họ đều có một điểm chung: học cách sống chậm lại ngay trong những lúc bận rộn nhất.
Ta vẫn luôn hâm mộ, ngưỡng phục những người tài giỏi, thành công. Họ dường như lúc nào cũng có thể nắm bắt chính xác những cơ hội tốt nhất, hoặc được thăng chức nhanh, hoặc luôn kiếm được những khoản lợi tức tốt. Ta không khỏi cảm thấy họ phải là những người sở hữu IQ siêu việt trời phú, người bình thường có lẽ mãi cũng không thể theo kịp.
Lại có người ngao ngán lý giải kiểu: “Bản thân họ đã có xuất phát điểm cao, có gia đình giúp đỡ, thành công là chuyện đương nhiên”. Nhưng nếu để ý kỹ một chút, bạn sẽ nhận ra rằng, những người thành công phần lớn đều giữ được tĩnh khí, có nội tâm tĩnh như nước, gặp chuyện không biến sắc.
Bài học từ những chú lạc đà
Lạc đà là loài vật rất kỳ lạ. Nó dường như lúc nào cũng chậm rãi, bước đi thong dong, miệng nhai cũng chậm. Nhưng dù vậy, đi chậm vẫn sẽ đến đích, nhai chậm vẫn ăn no. Lạc đà là loài vật hiếm hoi, nếu không muốn nói là duy nhất, có thể đi xuyên qua sa mạc nhiều ngày mà không cần ăn uống.
Hiện tại, điều duy nhất người ta cảm thấy từ những cái tên ấy chính là sự bận rộn, là tốc độ. Người hiện đại đang sống nhanh, sống gấp, sống hối hả. Họ dường như luôn cảm thấy rằng mình chỉ cần “chậm” một chút thôi cũng đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội và thua cuộc.
Chúng ta luôn lo lắng rằng mình sẽ không thể theo kịp bước tiến của thời đại nên vẫn luôn liều mạng, tăng tốc đuổi theo. Nếu nói rằng phải chạy thật nhanh để theo kịp thời đại, thế thì tại sao ta không thử nghĩ ngược lại rằng, chậm một chút thì chính là ta đã tìm ra được thời đại riêng cho mình?
Tĩnh lặng là một cảnh giới trí huệ
Đôi khi bạn muốn chia sẻ những chuyện vui của mình với người khác, vô tâm khoe khoang một chút mà không ngờ được đó trở thành cái gai trong lòng người khác. Bạn cho rằng sự ngay thẳng là tính cách thật của bản thân, tuy nhiên cũng cần phân biệt rõ đối tượng, phân biệt rõ hoàn cảnh trường hợp cụ thể.
Những câu nói mặc dù ngay thẳng, mặc dù không cố ý nhưng vẫn vô tình như nhát dao đâm thẳng vào tim, thì dù có thân thiết tới đâu, dù có là người bạn không câu nệ chú ý tiểu tiết tới đâu cũng sẽ dần dần không thể tiếp tục thân thiết với bạn.
Chúng ta thực hành im lặng bên ngoài là đã giỏi, nhưng có thể im lặng bên trong còn hay hơn nữa. Tâm không đòi hỏi phán xét, không nhìn người bằng con mắt kỳ thị, không tìm kiếm sự khác biệt để chứng minh ý niệm riêng. Mọi thứ đang im lặng trong sự vận động của nó. Vạn vật đang vận động trong im lặng. Dù có nói nhiều bao nhiêu, có bàn cãi bằng mấy, có tô điểm vẽ vời ra sao, thì sự thật vẫn là sự thật – Đó là mọi thứ đều thay đổi theo tính vô thường.
Nước sâu thì dòng chảy chậm, người tôn quý thì ăn nói từ tốn. Muốn suy nghĩ điều gì muốn nói điều gì hãy giống như cổ nhân dạy “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, suy nghĩ kỹ rồi mới có thể đưa ra quyết định lời nào nên nói lời nào không.
Im lặng cũng là một loại bao dung, thật hay giả của sự việc hãy để thời gian là câu trả lời tốt nhất. Bởi vậy bạn chỉ cần cố gắng học cách làm người tốt, làm người lương thiện, học cách im lặng một cách thích hợp thì cuộc sống sẽ được thoải mái bình an.
Khẩu đức của một người tốt mới có thời vận tốt. Thời vận tốt mới có thể bớt đi đường vòng và thêm nhiều thành tựu. Những lời độc ác không nói ra miệng, những lời thị phi chẳng giữ bên tai. Đây chính là sự tu dưỡng mà chúng ta cần có.
‘Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy’, một lời nói ra, bốn ngựa khó đuổi, chỉ hại người hại mình thì thời vận ắt ngày càng kém. Người biết giữ im lặng đúng lúc mới là người có giáo dưỡng. Nhờ đó, bạn có thể biến những điều mục ruỗng thành thần kỳ, khiến phong thủy hưng vượng, vận may theo nhau kéo tới.
Hằng Tâm