Sức Khỏe

Học hỏi 10 bí quyết dưỡng khí của người xưa

By Đăng Dũng

September 28, 2020

“Người sinh, khí tụ. Tập hợp nguyên khí thì tráng khí, khí suy thì thân thể hao mòn, tán khí thì diệt”. Khí là năng lượng cơ bản nhất cấu tạo nên cơ thể con người và các hoạt động duy trì sự sống, nuôi dưỡng tốt khí bằng sức khỏe tốt. Dưỡng khí có chức năng phòng bệnh, tăng cường sức đề kháng. Học hỏi 10 bí quyết dưỡng khí của người xưa.

  1. Thận trọng lời nói để giữ tinh thần phấn chấn

Các hoạt động sống của con người đều do thần (thần thức) chi phối, người xưa gọi thần là “quân vương cai trị quan”, nghĩa là thần đối xử với thân thể con người như vua của một nước đối với nhân dân, đó là quan hệ giữa người chỉ huy và binh lính. Vì vậy, sự bảo tồn của Thần là ưu tiên hàng đầu, và sự tiêu tán của Thần là có hại nhất cho cơ thể con người.

Người xưa coi trọng nhất việc giữ gìn tinh thần và chủ trương giữ tinh thần hướng nội, tĩnh lặng. Nếu không thận trọng trong lời ăn tiếng nói, bạn có thể nói những lời to tát, dối trá, vô nghĩa và dễ làm tổn thương tâm trí, hơi thở mệt mỏi, nếu nói nhiều sẽ làm hao tổn sức lực, sinh ra đúng sai, làm tổn thương tinh thần, kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm trí từ đó bệnh tật kéo đến.

  1. Tránh xao động ảnh hưởng đến trái tim

Trở ngại lớn nhất trong việc giữ gìn sức khỏe là cảm xúc con người thường dao động. “Hạnh phúc, tức giận, lo lắng, buồn phiền, kinh hoàng”, là “năm cảm xúc” của con người nó được kết nối trực tiếp với năng lượng của các cơ quan nội tạng. Cao hứng quá hại tim, tức giận hại gan, lo lắng hại lá lách, buồn phiền hại phổi, kinh hoàng hại thận.

Khi quá vui, mọi người thường cười đến mức không thể giải ngừng được. Lý luận của y học cổ truyền tin rằng: “Vui quá hóa buồn.” Hạnh phúc được nói đến ở đây là nói đến sự vui mừng quá độ, tức là vui mừng quá độ, sung sướng tột độ, một khi cảm xúc vui mừng quá độ xuất hiện sẽ làm cho tâm khí tụ lại, sự giao tiếp ban đầu giữa tâm thận và tim đột nhiên tách rời và mất thăng bằng dẫn đến mắc bệnh tim. Tất nhiên duy trì tâm trạng vui vẻ mới có thể giữ gìn sức khỏe nhưng cần kiểm soát ranh giới giữa vui mừng và cao hứng quá mức.

  1. Nuôi dưỡng lòng dũng cảm và tấm lòng nghĩ vì người khác

Nếu bạn ít vị tư hơn, ít ích kỷ hơn mà nghĩ nhiều hơn cho người khác cho tập thể lòng dũng cảm của bạn sẽ tự nhiên trở nên mạnh mẽ hơn. Chỉ cần hình dung, một người có đạo đức cao thượng và sẵn sàng giúp đỡ người khác ắt hẳn phải là người lạc quan và can đảm.

Có câu: “Không làm việc khuất tất thì không sợ ma gõ cửa”. Những người có lòng dũng cảm và sự vị tha thường là người chính nghĩa, tà ma bệnh tật sẽ không thể xâm phạm. Ngược lại, những người ích kỷ thường có tâm lý u sầu, cẩn trọng ở mọi nơi, sống rất vất vả, mệt mỏi, nhất là kẻ đã làm việc xấu thì luôn sợ  hãi từ đó ăn không ngon, ngủ không yên từ đó mà sinh bật tật.

  1. Tránh tức giận để luôn dưỡng gan

“Giận thì hại gan”, tức giận thường có thể giết người. Hầu hết bệnh nhân ung thư gan đều là những người dễ nổi nóng không thể tự điều hòa cảm xúc. Vì vậy, một phần quan trọng của việc nuôi dưỡng gan khí là phải giỏi kiềm chế cơn nóng giận và tăng cường khả năng hòa giải và tự kiềm chế cơn giận.

Sống không khoan dung sẽ khiến gan khí bị trì trệ và trở thành nguyên nhân gây bệnh. Cách đúng đắn để kiềm chế cơn giận là duy trì  đạo trung dung của Nho giáo. Những người tĩnh khí luôn trầm tĩnh ít khi nóng giận thường khi họ cảm thấy bị kích thích bởi những tác nhân bên ngoài, họ ngay lập tức nhận ra rằng tức giận sẽ làm tổn thương gan, và họ sẽ hòa tan cơn giận dựa vào chính khí của bản thân mà không phát ra ngoài, đây gọi là trung. Duy trì một khí trung hòa có thể kiểm soát cơn giận và nuôi dưỡng gan khí.

  1. Giữ tâm thái ôn hòa và không lo lắng

“Lá lách chi phối suy nghĩ”, “suy nghĩ buồn phiền làm tổn thương lá lách.” Con người sống trong một xã hội gồm đủ thứ mâu thuẫn, mỗi người đều có những nỗi niềm riêng. Người lo lắng sẽ hay suy nghĩ lung tung, lâu ngày tích tụ sẽ dẫn đến chán ăn, thần kinh suy nhược, sắc mặt vàng vọt, cơ gầy mà sinh bệnh.

Mặc dù mọi người không thể loại bỏ những lo lắng, nhưng họ có thể giảm bớt hoặc giải quyết những lo lắng. Cách tốt nhất để giải quyết nó là thay đổi tâm trí từ rối loạn thành bình tĩnh, ầm ĩ thành an tĩnh, buồn bã thành lạc quan và hẹp hòi thành khoan dung. Bằng cách này, “nút thắt khí” có thể được mở ra và khí chất sẽ được lấp đầy lên con người bạn. Đây là ý nghĩa chân chính của từ khí chất.

  1. Thức ăn nhẹ để nuôi dưỡng dạ dày

“Dạ dày là nền tảng của sự sống”, điều này nói lên tầm quan trọng của dạ dày đối với hoạt động sống của cơ thể con người. Để bồi bổ khí cho dạ dày, trước hết phải tạo môi trường thư giãn cho dạ dày, ăn thịt cá số lượng lớn hoặc thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến giảm chức năng tiêu hóa của dạ dày, thậm chí gây ra các bệnh về dạ dày.

Nên ăn thức ăn nhẹ như đồ ăn ít muối, ít đường, ít béo, ăn nhiều rau, hoa quả, đồ ăn tươi. Tránh ăn quá no, không ăn buổi đêm, nhai đồ ăn kỹ. Bởi ăn quá no và ăn đêm sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày.

  1. Lưỡi đặt hàm trên để giữ khí thận

“Thận là nơi lưu trữ tinh hoa khí” có đủ thận khí, sinh lực mạnh thì có thể trì hoãn lão hóa, kéo dài tuổi thọ, tăng trí thông minh. Có nhiều cách để lưu trữ khí thận như luyện khí công, ngồi thiền, ngoài ra còn có cách đơn giản và dễ thực hiện khác là đặt lưỡi của bạn chạm hàm trên, môi miệng khép lại, cách này để kích thích thần kinh nội tiết. Nuốt nước bọt cũng có thể giữ tinh khí thận, dịch cơ thể miệng là một chất lỏng trong suốt như pha lê có vị ngọt có thể chuyển hóa thành khí của thận tinh. Vậy nên những người thường có thói quen nhổ nước bọt không chỉ mất vệ sinh mà còn đang tiêu hoa tinh khí thận.

  1. Hít thở sâu để nuôi dưỡng khí phổi

Người xưa yêu cầu “tam chỉnh” trong việc giữ gìn sức khỏe: chỉnh tâm, chỉnh dáng và điều hòa hơi thở. Mục đích thở, đòi hỏi hơi thở phải sâu, mỏng và đều để luyện tập dung tích phổi, tăng cường chức năng phổi, bổ sung nhiều oxy và năng lượng khác cho cơ thể.

  1. Tập thể dục nhiều hơn để nuôi dưỡng xương sống

Cái gọi là “sự sống nằm trong sự vận động” chủ yếu chỉ sự vận động của cơ thể con người. Nếu cơ thể con người di chuyển nhiều hơn, nó có thể duy trì sự linh hoạt của các khớp lớn và các chi, đánh dấu sự thông thoáng của các đường khí khác nhau trong cơ thể, tăng cường đáng kể chức năng của xương hấp thụ các chất dinh dưỡng bên trong và bên ngoài (bao gồm canxi, chất keo, v.v.). Một người có xương đủ lớn và các khớp trơn tru sẽ không bao giờ gặp phải các triệu chứng như loãng xương, cứng khớp và biến dạng xương.

Bí quyết để tập thể dục hiệu quả là thân và tâm hợp nhất tức là khi bạn tập luyện tay thì ý tưởng đặt vào tay, khi tập luyện chân thì ý tưởng đặt vào chân, khi tập vùng bụng thì ý tưởng đặt vào cùng bụng… Y học cổ truyền cho rằng “ý trung nhân khí”,  loại vận động của hình thể và tinh thần có thể nuôi dưỡng xương cốt, thậm chí có thể dưỡng toàn thân. Cả hai đều có tác dụng cấp số nhân.

  1. Xua đi sức ỳ và sự lười biếng

Sức ỳ và sự lười biếng là thứ mà con người khó bỏ. Sự lười biếng khiến ý chí của một người suy giảm, nếu một người chỉ chú trọng chăm sóc sức khỏe mà thiếu đi ý chí (một công việc để làm) thì sức khỏe của người đó rồi sẽ suy yếu.

Con người sống trên đời cần có một mục tiêu và chí hướng, nếu không người đó sớm sẽ hoang mang và mất phương hướng từ đó tinh thần suy sụp, sức khỏe hao tổn.

Biên tập: Thiên Hà

Nguồn: secretchina