Hoa Đà là một thầy thuốc nổi tiếng sống vào những năm cuối thời Đông Hán. Khi còn nhỏ, ông đi du học bên ngoài và chuyên tâm nghiên cứu y thuật. Ông không cầu công danh chốn quan trường. Y thuật của ông phát huy toàn diện, tinh thông về phẫu thuật. Ông được người đời sau gọi là “bậc thánh phẫu thuật”, “ông tổ của phẫu thuật”.
Y thuật siêu thoát người thường
Trong “Hậu Hán thư” có ghi chép rằng thê tử của Lý tướng quân bị bệnh, ông cho mời Hoa Đà đến chẩn bệnh và chữa trị.
Sau khi bắt mạch xong, Hoa Đà nói: “Bệnh của phu nhân là do thân thể bị tổn thương trong lúc mang thai, cần phải lấy thai nhi ra.”
Lý tướng quân đáp lại: “Xác thực là thê tử của tôi bị thương trong lúc mang thai. Nàng ấy đã bị sẩy thai.”
Hoa Đà lại nói: “Theo mạch tượng cho thấy thai nhi chưa bị sẩy.”
Lý tướng quân vô cùng kinh ngạc. Một trăm ngày sau, Lý phu nhân bệnh tình trở nặng nên lại cho mời Hoa Đà đến.
Sau khi bắt mạch xong, Hoa Đà nói: “Mạch tượng vẫn như trước, vốn dĩ Lý phu nhân mang song thai. Thai nhi đã bị sẩy trước đó làm cho cơ thể phu nhân mất máu quá nhiều nên không thể sinh thai nhi còn lại. Hiện giờ thai nhi này đã chết rồi và chèn vào lưng của phu nhân.”
Trước tiên, Hoa Đà châm cứu cho Lý phu nhân rồi sau dùng thêm thuốc thang. Một lúc sau, Lý phu nhân cảm thấy muốn sinh nhưng không sinh được.
Hoa Đà nói: “Thai nhi đã bị khô cứng rồi nên không thể tự mình sinh được, phải có người lấy nó ra mới được.” Quả nhiên, Hoa Đà đã lấy được bào thai đã chết ra.
Hoa Đà “xem bệnh” cho Tào Tháo.
Khi Tào Tháo muốn xây chín hội trường ở Lạc Dương, nên đã chặt một cây lê lớn cao hơn mười thước ở trước chùa.
Đêm đó, Tào Tháo nằm mơ thấy thần cây lê đến đòi nợ, sáng dậy đầu óc rất đau. Vì vậy, cố vấn Hứa Tín đã tiến cử bác sĩ thiên tài Hoa Đà, nói rằng “sự kỳ diệu của y thuật hiếm có trên thế giới. Một số bệnh nhân sẽ chữa lành dễ dàng bằng thuốc, kim tiêm, hoặc bằng thuốc trị liệu đặc biệt, nếu bạn bị bệnh nội tạng thì thuốc không thể chữa khỏi.”
Nếu thấy hiệu nghiệm thì uống với nước sắc Mã đề, làm cho bệnh nhân hôn mê, sau đó dùng dao nhọn mổ bụng, lấy nước thuốc rửa sạch nội tạng, rửa sạch thì khâu miệng bằng chỉ thuốc rồi đắp thuốc, bệnh nhân hết đau… Thật là kỳ diệu. ”Ông cũng kể những phép màu chữa bệnh khác của Hoa Đà .
Tào Tháo nghe vậy vui mừng khôn xiết. Mời Hoa Đà qua ngay trong đêm. Hoa Đà gặp Tào Tháo , lặng lẽ nhìn một chút, chậm rãi nói: “Vương gia đau đầu, là do trúng gió, tạo thành khối u không thoát ra được. Uống thuốc sắc không có tác dụng gì. Nhưng ta còn có một cách, hãy uống thuốc huốc gây mê trước rồi dùng rìu sắc mổ não lấy khối u ra là có thể khỏi tận gốc bệnh tật ”.
Tào Tháo nghe vậy tức giận nói: “Ngươi định giết ta!” Vì vậy, ông ta tống Hoa Đà vào ngục. Cuối cùng, Tào Tháo chết vì không được phẫu thuật mở não lấy khối u ra.
Danh y Biển Thước
Tư Mã Thiên đã ghi lại câu chuyện Biện Quế cho Tề Huân Hầu bị “bệnh mắt” trong “Sử ký”. Khi Biển Thước đi ngang qua Tề Huân Hầu triệu hồi ông ta. Trong đại sảnh, Biển Thước nói: “Cơ thể bệ hạ (kết cấu của da và cơ, cũng là nơi tiếp giáp của da và cơ) có bệnh, nếu không chữa trị, bệnh sẽ tiếp tục xâm nhập.” Khi đó ông ta ta vẫn chưa có bất kỳ triệu chứng nào, và anh ta hoàn toàn không tin vào lời chẩn đoán của Biển Thước. Sau khi Biển Thước rời đi, Huấn Hầu còn cười nhạo, lấy một người không bệnh tật để chứng tỏ mình có năng lực.
Năm ngày sau , Biển Thước lại đến gặp Tề Huân Hầu , nói rằng tình trạng của ông ta đã đến huyết thống và ông ta sợ chết. Huân Hầu nói “Tôi không bị bệnh” và rất khó chịu.
Sau năm ngày nữa, Biển Thước lại đến gặp Tề Huân Hầu , nói rằng bệnh tình của anh ta đã đến dạ dày và ruột. Tề Huân Hầu phớt lờ anh ta và rất khó chịu.
Biển Thước đi và rút lui khi nhìn thấy Tề Huân Hầu . Sau đó Tề Huân Hầu lâm bệnh và phái người đến tìm Biển Thước.
Lúc này Biển Thước nói nói: “Bệnh ở trong cơ thể, dùng nước nóng ấn vào chỗ bị bệnh, bệnh ở dạ dày ruột thì dùng châm cứu, châm cứu, bệnh ở huyết quản cũng có thể dùng rượu thuốc; bệnh ở trong xương tủy, ngay cả tiểu thần cầm mệnh cũng không làm gì được.”
Bây giờ nó đã nằm trong xương tủy rồi, tôi không có nhiều điều để nói. Biển Thước đã thoái thác không giúp được, Tề Huân vì thế mà chết vì bệnh.
Thần nhân truyền Đạo
Hoa Đà thường đến viếng những vùng núi và hang động có danh tiếng. Một hôm, ông đến trước một hang động cổ trong núi Công Nghi, đột nhiên nghe thấy có người đàm luận về phương pháp trị bệnh. Hoa Đà vô cùng tò mò, chạy vào trong động nghe trộm.
Một lúc sau, một người trong đó nói: “Học trò Hoa Đà đã đến trước mặt rồi, có thể truyền y thuật cho cậu ấy.”
Tuy nhiên, người còn lại nói: “Hoa Đà bản tính tham lam, không thương xót chúng sinh nên không thể truyền cho cậu ấy.”
Hoa Đà đi vào trong động thì nhìn thấy hai vị trưởng lão, thân khoác lớp vỏ cây, trên đầu đội mũ cỏ.
Hoa Đà bái kiến hai vị trưởng lão và nói: “Con luôn thích thú với y thuật nhưng đáng tiếc là vẫn chưa gặp được cao nhân. Con hi vọng hai vị hiền giả nhận lấy lòng thành này của con, truyền cho con y thuật. Cả đời này con sẽ không phụ ân huệ của hai vị.”
Trưởng lão nói: “Chúng ta có thể truyền y thuật cho cậu nhưng chỉ e là sẽ mang đến rắc rối cho cậu những ngày sau này. Nếu như cậu không xem địa vị người khác cao hay thấp, giàu hay nghèo, không phân biệt cao sang hay bần hàn, không kiếm tiền trục lợi, không quản cực nhọc thì cậu có thể thoát khỏi tai họa.”
Hoa Đà bái kiến hai vị trưởng lão lần nữa và nói: “Con không dám quên lời dặn dò của bậc thánh hiền. Con sẽ làm được.”
Hai vị trưởng lão cười rồi chỉ tay về phía đông và nói: “Trên chiếc giường bằng đá có một cuốn sách, cậu hãy tự mình xem. Cậu phải mau chóng rời khỏi hang động. Cậu phải giữ bí mật và không được để cho người thường nhìn thấy.”
Hoa Đà lấy cuốn sách xong, quay đầu nhìn lại thì không thấy hai vị trưởng lão đâu nữa. Hoa Đà sợ hãi lập tức rời khỏi hang động. Trong nháy mắt, hang động sụp đổ xuống.
Nguồn gốc của nền y học Thần truyền
Vương Bột là người sống vào những năm đầu đời nhà Đường. Ông đã để lại tác phẩm nổi tiếng tên là “Đằng Vương các tự”. Vương Bột có một người bạn thân tên là Tào Nguyên, thời đó ngụ ở Trường An. Căn cứ theo “Tân Đường thư, Truyện kể về Vương Bột”, ông và Tào Nguyên kết giao làm bằng hữu. Ông học được rất nhiều y thuật bí truyền từ Tào Nguyên. Trong “Hoàng đế bát thập nhất nạn kinh tự”, Vương Bột đã tiết lộ về việc truyền thừa y đạo một cách trật tự như sau: từ Kỳ Bá → Hoàng Đế → Lịch cửu sư → Y Doãn → Thương Thang → Lịch lục sư → Khương Thái Công → Văn Vương → Lịch cửu sư → Y Hòa → Lịch lục sư → Biển Thước → Lịch cửu sư → Hoa Đà → Lịch lục sư → Hoàng Công → Tào Nguyên. (Trật tự này được ghi lại trong “Văn uyển anh hoa” thời nhà Tống)
Nguồn gốc của “y đạo” bắt đầu từ Thượng đế (Ngọc hoàng Thượng đế), sau truyền cho tiên sư (Sư phụ của Kỳ Bá) và Kỳ Bá, rồi truyền cho Hoàng Đế (Thượng đế → Tiên sư (Sư phụ của Kỳ Bá) → Kỳ Bá → Hoàng đế). Hoàng Đế lại truyền “y đạo” cho Lôi Công, về sau truyền cho Hoàng thất nhà Thương và nhà Chu, rồi lại truyền tiếp cho Biển Thước thời Chiến Quốc (2.400 năm trước) và Hoa Đà vào những năm cuối thời Đông Hán (1.800 năm trước).
Biển Thước và Hoa Đà được gọi là “Thần y” bởi vì họ là những đệ tử chính truyền của “y đạo” từ Hoàng Đế. Vậy nên, điều triển hiện ra là y thuật thần kỳ như nhìn thấu thân thể người (thấu thị nhân thể), thuật rửa ruột cắt mở lồng ngực (dùng dao làm phẫu thuật).
Được mệnh danh là một trong tứ đại danh y Trung Quốc, Hoa Đà là “thần y” tiếng tăm lẫy lừng từ cuối thời Đông Hán Trung Quốc với những cống hiến vĩ đại cho nền y học cổ truyền. Đặc biệt, ông còn được coi là thầy thuốc đầu tiên thực hiện phương pháp phẫu thuật gây mê.
Hằng Tâm – Nguồn Soundofhope