Không chỉ con người mới biết cách điều chế thuốc trị đau dạ dày, nhức đầu hay da bị kích ứng, nhiều loài động vật trên thế giới cũng có khả năng tận dụng dược liệu từ thiên nhiên để tự chữa bệnh.
1. Loài tinh tinh
Loài tinh tinh được phát hiện thường nuốt trộng lá của khoảng 35 loài cây họ Aspillia, một hành vi được cho là để loại bỏ những vật ký sinh. Theo đó, lá những cây này chứa một hóa chất gọi là thiarubrine-A giúp tẩy giun trong đường ruột, trong khi sự xù xì của lá có chức năng giống như giấy nhám giúp cuốn giun ra ngoài. Giống như loài chó, tinh tinh cũng có ăn một số cây cỏ để giảm triệu chứng khó chịu trong bụng.
2. Loài vẹt
Ở loài vẹt đuôi dài sống ở rừng Amazon của Brazil, ăn đất sét trắng được xem là một “chiến lược giải độc” hiệu quả đối với các vấn đề tiêu hóa. Theo chuyên gia bảo tồn động vật Charles Munn, chế độ ăn của loài vẹt này chủ yếu là quả-hạt, kể cả những loại có chứa độc tố. Ông phát hiện nhiều con vẹt đã liếm đất sét trắng ở đáy sông để hấp thụ các khoáng chất và loại bỏ các hợp chất có hại tannin và alkaloid trong các loại hạt. Cụ thể, khoáng chất trong đất sét bám vào các hợp chất độc hại và đào thải khỏi cơ thể con vật. Loại đất sét này cũng được biết đến với khả năng hấp thụ vi khuẩn và trị tiêu chảy ở heo vòi, voi và khỉ đột. Tháng 10 năm ngoái, nhiếp ảnh gia Paolo Seimandi đã chụp được ảnh một đàn dê núi cào một bức tường bằng gạch ở Vườn quốc gia Gran Paradiso ở miền Bắc nước Ý. Chúng liếm vách tường, một hành vi được cho là nhằm tận dụng muối và khoáng chất trong gạch đá vào những khi nguồn thức ăn giảm sút hoặc lúc cơ thể chúng không khỏe giống như cách làm của vẹt.
3. Thuốc cầm máu
Có một lần, Khúc Hoán Chương nhìn thấy một vị tiều phu dùng cái rìu sắc bén của mình chém đứt một đoạn đuôi con rắn. Con rắn đau đớn bò nhanh chui vào trong bụi rậm. Khúc Hoán Chương quan sát thấy con rắn bị thương đã cắn đứt một vài lá cây trong bụi cỏ, sau đó nhai nát rồi bôi vào vết thương, ngay lập tức máu đã ngừng chảy! Từ đó, Khúc Hoán Chương đã hái loại lá này và thêm nó vào đơn thuốc để điều trị các tổn thương ngoài da, trở thành ‘Vân Nam bạch dược’ nổi tiếng thế giới.
4. Thần y Hoa Đà tìm ra bài thuốc cứu người từ cây tía tô
Tương truyền một hôm Hoa Đà đi hái thuốc, lúc ngồi nghỉ bên bờ sông, tình cờ ông nhìn thấy một con rái cá đang ăn ngấu nghiến những con cua. Một lát sau, con rái cá đó ngã xuống quằn quại đau đớn. Hoa Đà tự nhủ: Có lẽ do con rái cá ăn quá nhiều cua chăng? nhưng sau đó, Hoa Đà thấy con rái cá bắt đầu cố bò men theo bãi sông, tìm đến chỗ một bụi cây màu tím thì dừng lại và ăn lá của cây ấy. Con rái cá nằm xuống nghỉ một lát, sau đó đứng dậy đi lại bình thường như chưa hề xảy ra chuyện gì.
Thấy vậy, Hoa Đà bèn mang cây đó về tìm hiểu, cho từng ít vào miệng nếm thử, thấy lá có vị cay. Ông suy nghĩ mãi và cuối cùng ông đã ngộ ra rằng, lá của thứ cây đó có thể hóa giải được việc trúng độc cua của con rái cá. Suy nghĩ tiếp, ông nhận thấy, cua là loại vật sống dưới nước, dòng máu lạnh, tính hàn, như vậy theo nguyên tắc “hàn giả nhiệt chi” (bệnh hàn thì dùng thuốc nóng để chữa) thì cành lá thứ cây màu tím đó phải có tính ôn.
Từ đó về sau, hễ có người ăn quá nhiều cua mà bị trúng độc, đau bụng và tìm đến chữa, Hoa Đà đều dùng lá của thứ cây màu tím đó sắc lấy nước cho bệnh nhân uống, đều rất linh nghiệm, chỉ một lúc sau là người bệnh đã cảm thấy dễ chịu. Từ đó Hoa Đà đặt tên cho thứ cây đó là tử thư. Vì là thứ cây lá màu tím và uống vào cảm thấy thư thái. Dần dần cái tên tử thư được gọi chệch thành tử tô, chính là lá tía tô.
Con voi bị thương sẽ ngậm một ít cát có chứa kiềm để khử trùng vết thương, và nếu nó bị bệnh, nó cũng sẽ tìm một số loại cỏ dại và cây thủy sinh để ăn.
Khi chồn mẹ phát hiện ra chồn con mắc bệnh ngoài da, nó sẽ dẫn con của mình đi ngâm mình trong suối nước nóng để giảm viêm và giải độc cho đến khi lành.
Khi bò rừng bị ghẻ, nó sẽ lăn mình trong bùn và để cho khô. Nó sẽ tự chữa bệnh ghẻ mình bằng cách lặp đi lặp lại cách này nhiều lần.
Thiên Hà biên tâp
Nguồn: sưu tầm