Khám Phá

Khám phá về thuyết địa tâm

By Đăng Dũng

April 24, 2021

Thuyết địa tâm cho rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ, mặt trời cùng các hành tinh và thiên thể khác quay quanh nó. Thuyết địa tâm được coi là hình mẫu tiêu chuẩn của thời Hy Lạp cổ đại.

Mô hình thuyết địa tâm xuất hiện rất sớm, cách đây 2500 năm đã xuất hiện trong các tác phẩm thiên văn học của Hy Lạp, Anaximander đưa ra một giả thuyết Trái đất giống như một mặt cắt của một hình trụ, Trái đất được giữ ở bên trên mặt cắt đó, trung tâm của tất cả mọi vật. Mặt trời, mặt trăng và các hành tinh được gắn trên các bánh xe vô hình quay quanh Trái đất, thông qua chuyển động của các bánh xe, con người có thể thấy được ngọn lửa thần bí.

Đa số các học giả như Aristotle, Ptolemaios, Socrat, Platon,… đều nghĩ rằng Trái đất là một hình cầu ở tại trung tâm của vũ trụ. Họ cho rằng mọi vật thể trên trời được gắn với 56 mặt cầu đồng tâm quay quanh trái đất, mặt trăng nằm trên mặt cầu gần tâm nhất nên nó thuộc địa hạt của Trái đất.

Mô hình thuyết địa tâm của Andreas-Cellarius-1661

Sau này có thêm giả thuyết về thuyết nhật tâm, cùng với sự phát triển của khoa học người ta phủ nhận thuyết địa tâm, cho rằng thuyết địa tâm là sai lầm, nhưng thật sự có sai lầm không hay còn có lý do khác?

Trước hết hoàn cảnh ra đời thuyết địa tâm là vào 2500 năm trước, thời điểm các vị thánh nhân xuất hiện, Phật Thích Ca, Chúa Giê-Su, Lão Tử. Khi ấy quan điểm của thuyết địa tâm cũng được tôn giáo rất ủng hộ. Một tri thức quan trọng và lớn vậy nhẽ nào không có người nào hỏi chúa Giê-Su tại thời điểm đó? Hoặc là được trả lời nên hệ thống nhà thờ mới ủng hộ thuyết địa tâm đến vậy.

Có một câu chuyện rằng, một con cá trong ao ngoi lên hỏi người chủ ao rằng: “Thưa ngài, ngài thấy ngoài thế giới tôi sống mà Ngài gọi là ao thì con có cái nào lớn hơn thế nữa không”. Người chủ trả lời: “Còn có rất nhiều ao khác, ngươi đều có thể sinh sống, nhưng thế giới của ngươi sống chính là trung tâm của làng này”. Con cá nghe nói mừng rỡ, nó đi nói với các con cá con lại, nhưng không ai tin, chính nó cũng không thể nào giải thích rõ được, nên nó quyết định mượn một hôm trời mưa nước to để vượt khỏi ao đi tìm chân lý.

Nó đi dọc bờ mương, vào ao này sau đó lại đến ao khác, tất cả thế giới nó nhìn thì thấy ao nào cũng là trung tâm, xung quanh là bốn bên bờ cây cối xanh tươi, bên trên là trời xanh. Nó bắt đầu ghi ngờ người chủ ao đã nói không đúng. Dù nó cố hình dung ra mà không thể hình dung được. Nó cố bò lên cạn để nhìn thì không may mắc cạn và chết ở đó.

Đứng ở góc độ của con cá thì không bao giờ nhìn được toàn thể không gian cái làng của con người sinh sống. Con người trên Trái đất cũng như vậy, nếu đứng ở Trái đất thì thấy các hành tinh chuyển động quanh Trái đất, đứng ở mặt trời thì thấy trái đất chuyển động quanh mặt trời, đứng ở trung tâm ngân hà thì thấy hệ mặt trời đang chuyển động quanh hệ ngân hà,… Vậy Trái đất là trung tâm của vũ trụ thì là khái niệm gì?

Nếu nói Hà Nội là trung tâm của miền Bắc, thì có thể ai ai cũng thừa nhận, nhưng nếu nói Hà Nội là trung tâm của Việt Nam, là trung tâm của Đông Nam Á, trung tâm của Châu Á hay trung tâm của thế giới thì ngay lập tức bị phản đối. Hệ ngân hà có hơn 400 tỷ hành tinh, có các ngôi sao lớn hơn hàng trăm, đến hàng triệu lần Trái đất, mà hệ ngân hà cũng chỉ là một chấm nhỏ xíu trong vũ trụ. Nếu nói Trái đất là trung tâm của vũ trụ, quả thật không thể nghĩ bàn, không thể chứng minh được đúng hay sai.

Khoa học ngày nay cũng chỉ quan sát được trong một phạm vi nhất định, cũng không vượt qua được phạm vi hệ ngân hà. Nếu nói Trái đất không phải là trung tâm của hệ ngân hà điều này có thể đúng, nhưng vũ trụ thì quá rộng lớn, không thể đo đếm nên không thể khẳng định chắc chắn rằng thuyết địa tâm này là sai.

Để hình dung cho rõ, các học giả đã vẽ ra mô hình cho thuyết địa tâm, khi khoa học thiên văn phát triển, con người nhận thấy mô hình ấy không đúng với thực tế, thay vì nói rằng mô hình mô tả thuyết địa tâm không đúng với thực tế thì họ kết luận rằng thuyết địa tâm không đúng.

Còn một khái niệm nữa về trung tâm, nếu như Việt Nam là hình chữ S, thì trung tâm Việt Nam theo địa lý là ở khu vực Huế – Đà nẵng. Nhưng nếu là trung tâm kinh tế là Hà Nội và Sài Gòn. Vậy Trái đất được gọi là trung tâm của vũ trụ thì được xét theo khái niệm nào? Về không gian địa lý hay là một cách gọi trung tâm theo ẩn ý khác?

Về không gian địa lý, chúng ta thấy có vẻ không khả quan lắm, vì Trái đất chỉ là một hành tinh nhỏ bé trong vũ trụ, xác xuất để làm trung tâm của cả vũ trụ thì tỷ lệ quá là thấp. Vậy thuyết địa tâm chính là còn một ẩn đố, trong lịch sử hai nhà bác học vĩ đại là Anhxtanh và Newton đi tìm lời giải về vũ trụ cuối cùng chỉ có thể tin tưởng vào một Đấng Toàn Năng đã sắp xếp ra như vậy.

Tuy nhiên thời điểm hiện nay, với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, sự bí ấn của thế giới tâm linh, sự hồng truyền của pháp môn tu luyện cổ xưa giúp con người có thể kết nối tinh thần của mình với vũ trụ, rất có thể một tương lai không xa sẽ có câu trả lời rất rõ ràng về sự tồn tại của Trái đất.

 

Biên tập Thông Lộ