Trong “Dịch Thư” có viết: “Đạo của Trời, bất luận thế nào, mọi sự kiêu ngạo tự mãn, sẽ khiến cho người đó phải chịu thiệt thòi, người khiêm tốn sẽ nhận được nhiều lợi ích. Do đó, khiêm tốn chính là cái gốc của tích đức, là trí tuệ hành xử trên đời”
Khiêm tốn là cảnh giới trí tuệ của bậc cao nhân, có thể mở lòng dung nạp người khác, tôn trọng người khác, là tinh thần không ngừng đạt đến sự hoàn mỹ, khiêm nhường như hẻm núi, không ngại hạ mình thành khẩn thỉnh giáo, không vì tư lợi, không tự làm nổi bật bản thân, hạ thấp người khác, gặp người hiền đức thì kính cẩn học hỏi phấn đấu, gặp kẻ xấu thì tự giác kiểm điểm bản thân.
Lão Tử cũng từng nói: “Người không tự cho mình là đúng, mới có thể phán đoán phân minh sự tình, người không tự khen mình, công lao của người đó mới được khẳng định, người không kiêu ngạo mới có thể làm nên đại sự”.
Khiêm tốn mở lòng dung nạp người khác, tôn trọng người khác, là tinh thần không ngừng đạt đến sự hoàn mỹ khiêm nhường như hẻm núi, không ngại hạ mình thành khẩn thỉnh giáo, không vì tư lợi, không làm nổi bật bản thân, gặp người hiền đức thì học hỏi phấn đấu, gặp kẻ xấu tự kiểm điểm bản thân.
Xưa nay cổ nhân luôn ca ngợi những tấm gương, bậc quân tử có đức tính khiêm nhường, có mà không giữ, đầy mà không tràn, có thực mà không kiêu ngạo.
Đinh Kính Vũ thi đỗ tiến sỹ
Vào thời nhà Minh, Viên Liễu Phàm cùng chín người trong huyện đi thi tiến sỹ, trong đó có một vị tiên sinh tên là Đinh Kính Vũ. Đinh Kính Vũ trẻ tuổi nhất, là người khiêm nhường, có lễ nghĩa.
Viên Liễu Phàm liền bảo với người bạn tên Phí Cẩm Pha rằng: “Đinh Kính Vũ năm nay nhất định thi đỗ tiến sỹ.” Phí Cẩm Pha nói: “Làm sao mà biết được?”
Viên Liễu Phàm trả lời rằng: ““Khiêm nhường được phúc”, anh xem xem trong số mười người chúng ta, có ai khiêm tốn bằng Đinh Kính Vũ, luôn giữ chữ tín, cung kính và biết giữ lễ nghĩa, trước đám đông, cậu ấy không kiên quyết giữ thành kiến của mình, có thể lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác mà không hề tỏ chút kiêu ngạo.
Dù là chuyện rất nhỏ, cậu ấy cũng luôn đặt vị trí của mình vào người khác để nghĩ cho họ, điều này quả thực rất khó làm được. Một người có thể đạt được cảnh giới cao như vậy, Thần linh cũng sẽ bảo hộ cậu ấy”
Đến lúc công bố danh sách, Đinh Kính Vũ quả nhiên thi đỗ!
Khổng Tử khiêm tốn học hỏi người khác, làm gương cho học trò.
Nước Vệ thời Xuân Thu có vị đại phu tên Khổng Ngữ thông minh hiếu học, vô cùng khiêm tốn. Sau khi Khổng Ngữ qua đời, quân vương nước Vệ vì muốn người đời sau noi gương và phát huy tinh thần hiếu học của ông, nên đặc biệt phong tặng cho ông danh xưng “Văn Công”, người đời sau tôn vinh ông là Khổng Văn Tử.
Tử Cống, là một trong số học trò của Khổng Tử, ông không hiểu hà cớ gì Khổng Ngữ lại có thể được đánh giá cao như vậy, bèn hỏi Khổng Tử rằng: “Dẫu rằng học vấn và tài hoa của Khổng Ngữ rất cao nhưng còn nhiều người kiệt xuất hơn ông ta, tại sao lại ban tặng cho ông danh hiệu ‘Văn Công’?”
Khổng Tử nói rằng: “Khổng Ngữ nỗ lực học tập, nếu có bất kỳ chỗ nào không hiểu, thì dù cho đối phương là người có địa vị hay học vấn không bằng ông, ông cũng rộng lượng khiêm nhường mà thỉnh giáo, không coi việc thỉnh giáo những người có địa vị, học vấn không bằng mình là chuyện đáng xấu hổ, đây chính là điểm khó có được. Thông minh, hiếu học, không ngại hỏi kẻ dưới, mới xứng gọi là “Văn”, do đó ban cho ông danh hiệu “Văn Công” không có gì không xứng đáng cả.”
Tử Cống nghe xong liền minh bạch sự tình. Bản thân Khổng Tử cũng như vậy, tuy học vấn uyên thâm, nhưng ông vẫn khiêm tốn học hỏi người khác, làm gương cho học trò.
Con người có tâm cao ngạo, tự mãn sẽ ngăn trở bản thân hành đức thăng tiến. Chỉ duy có khiêm tốn, nỗ lực đề cao, làm điều nhân đứa mới là ý nghĩa nhất. Khiêm tốn là nghiêm khắc, kỷ luật ước thúc bản thân, khoan dung đối đãi với người khác.
Người khiêm tốn là người có tấm lòng bao la rộng lớn, có thể bao dung được hết thảy. Người tâm địa rộng lượng, khiêm nhường thì phúc trạch nhất định sẽ dày rộng và tròn đầy. Bởi vậy cho nên, làm người nhất định phải tu dưỡng đức tính khiêm tốn.
Lan Hòa tổng hợp