Khám Phá

Khoa học đưa ra 4 cách có thể di chuyển nhanh như chớp trong vũ trụ

By Đăng Dũng

May 08, 2021

Cùng với sự phát triển của khoa học, các nhà vật lý đã tìm ra những hiện tượng có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng mà vẫn tuân thủ theo những quy luật của thuyết tương đối. Chúng đem đến cho chúng ta một cách nhìn sâu sắc hơn về thế giới lượng tử, sự chuyển biến trong thế giới vi mô đối ứng với triển hiện của thế giới vĩ mô.

Dịch chuyển Alcubierre

Phương thức dịch chuyển Alcubierre được đặt tên theo nhà vật lý, Tiến sĩ Miguel Alcubierre. Cơ sở lý thuyết của phương thức dịch chuyển này là đặt tàu vũ trụ vào một không gian di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng.

Việc này giống như bạn đứng trong một thang máy di chuyển tốc độ cao trong nhà cao tầng vậy. Thế nên bản thân tàu vũ trụ không cần phải có khả năng di chuyển với tốc độ ánh sáng bằng hệ thống dẫn động của mình.

Thang máy di chuyển nhanh hơn bạn đi bộ. Tương tự như vậy, không gian chứa tàu vũ trụ di chuyển nhanh hơn tốc độ bay của con tàu, giúp giữ cho cấu trúc và những thứ chứa trong tàu còn nguyên vẹn. Vì vậy, người ngoài hành tinh có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng trong một thời không không trọng lượng.

Phương thức dịch chuyển Alcubierre dựa trên các phương trình trường của Einstein. Hãy nhớ rằng thời không có thể bị cuộn lại và biến dạng, còn có thể di chuyển. Thế nên, thay vì vượt qua tốc độ ánh sáng bằng hệ thống dẫn động, con tàu sẽ nhảy những bước dài bằng cách nén không gian phía trước nó và giãn không gian đằng sau nó. Và kết quả là nó di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng.

Nhà vật lý Miguel Alcubierre đã mô tả rằng tàu vũ trụ nằm yên trên một miếng thời không phẳng bên trong một bong bóng được chế tạo để di chuyển với tốc độ “siêu ánh sáng”.

Ông cho biết: “Bằng cách tạo ra một ‘bong bóng cuộn’ có thể mở rộng không gian ở một phía của tàu vũ trụ và nén lại ở phía bên kia, con tàu vũ trụ sẽ bị đẩy ra xa khỏi Trái Đất và tự hướng tới một ngôi sao xa xôi”.

Tàu vũ trụ nằm yên trên một miếng thời không phẳng bên trong một bong bóng được chế tạo để di chuyển với tốc độ “siêu ánh sáng”. (Ảnh qua Human Are Free)

Liên đới lượng tử: Tất cả các điểm trong không gian đều có kết nối với nhau

Thuyết “liên đới lượng tử” cho rằng không gian chỉ là một kết cấu tạo ra ảo tưởng về sự ngăn cách. Bản thân Einstein cũng không thể hiểu hết được hiện tượng này và gọi đó là “hành động ma qủy ở khoảng cách xa”. Gần đây, Trung tâm về Động lực Lượng tử của trường đại học Griffith đã xác nhận hiện tượng này.

Nếu bạn đặt hai hạt vật lý ở hai phía đối diện của vũ trụ, thì khoảnh khắc bạn làm điều gì đó với hạt này, thì hành động đó cũng lặp lại với cái kia. Từ đó suy ra rằng bất cứ hai điểm vật chất nào cũng có liên đới với nhau, hoặc thông tin đó đang di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng.

Theo thuyết liên đới điện tử, bất cứ hai điểm vật chất nào cũng có liên đới với nhau. (Ảnh qua Phys.org)

Dựa trên lý thuyết rằng tất cả các điểm trong không gian đều có kết nối với nhau, người ta có thể tìm cách để các phi thuyền di chuyển tới phía bên kia của vũ trụ.

Ben Rich là cựu giám đốc của chương trình Lockheed Skunkwork – chương trình chuyên thiết kế máy bay cho không quân một số nước – giai đoạn từ 1975 đến 1991. Ông đã có một số phát biểu gây sốc về sự tồn tại của UFO, người ngoài hành tinh và cách họ đến Trái Đất:

“Chúng ta đã có những phương tiện để di chuyển giữa các vì sao, nhưng những công nghệ đó bị giữ kín trong các dự án bí mật, và chỉ có Chúa mới có thể lấy chúng ra để làm lợi cho nhân loại. Bất kỳ việc gì mà các vị có thể tưởng tượng ra, chúng tôi đều biết cách làm rồi. Có hai loại UFO, một là những cái mà chúng ta phát triển, và còn lại là những cái mà ‘họ’ phát triển”.

Khi có người hỏi hệ thống dẫn động của UFO hoạt động như thế nào, Rich nói: “Để tôi hỏi anh ESP hoạt động như thế nào?”. (ESP – Electronic Stability Program – nghĩa là hệ thống cân bằng điện tử)

Người đó trả lời: “Tất cả các điểm trong thời gian và không gian đều kết nối với nhau”.

Rich liền nói: “Đấy là cách nó hoạt động đấy!”.

Ben Rich tại căn cứ quân sự số 51, bang Utah, Mỹ. (Ảnh qua Connectiv Events)

Lỗ sâu

Lỗ sâu là lối đi xuyên qua thời gian và không gian (gọi tắt là thời không). Để di chuyển thật xa, người ta có thể tạo ra những đường tắt xuyên qua không gian như lỗ sâu. Phương pháp di chuyển này được suy diễn ra từ thuyết tương đối rộng, và cho tới nay vẫn chỉ nằm trong địa hạt của vật lý lý thuyết.

Minh họa về lỗ sâu – lỗi tắt đi xuyên qua không gian và thời gian. (Ảnh qua Gramha)

Năm 1935, Einstein gọi chúng là “những chiếc cầu” xuyên qua thời không, kết nối hai điểm khác nhau trong thời không để tạo ra một đường tắt. Một lưu ý quan trọng là sự tồn tại của lỗ sâu đã được dự đoán về mặt toán học, nhưng vẫn bị xem là lý thuyết.

Một bài nghiên cứu được công bố gần đây trong biên niên sử vật lý đã đưa ra các bằng chứng toán học rằng, một hố đen khổng lồ trong hệ Ngân Hà của chúng ta thực chất là một lỗ sâu. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy rằng trong hầu hết các hệ Ngân Hà xoáy ốc có thể có tồn tại các lỗ sâu. Nếu đó là sự thật, rất có thể con người sẽ du hành vào trong đó.

Nếu người ngoài hành tinh ghé thăm chúng ta, thì có lẽ họ đã đi xuyên qua lỗ sâu này.

Bẻ cong thời gian và không gian từ B đến A

Trong học toán, chúng ta biết rằng khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm là một đường thẳng, vậy nên chúng ta đều cho rằng cách nhanh nhất để đi từ điểm A đến điểm B là di chuyển thẳng tắp với tốc độ ánh sáng.

Tuy nhiên, hãy tưởng tượng: Bạn có một trường trọng lực cực mạnh để có thể làm biến dạng thời gian hoặc không gian. Lúc đó, thời không giữa hai điểm A và B sẽ bị biến dạng, hoặc cuộn lại, và có thể mang điểm A đến gần điểm B hơn. Trường trọng lực càng mạnh thì thời không càng bị biến dạng và khoảng cách giữa A và B càng ngắn.

Minh họa cách dùng trọng lực mạnh mẽ để bẻ cong thời không. (Ảnh qua Human Are Free)

Thời không là một ‘thực thể’. Nó có đặc tính là có thể bị một trường trọng lực làm cho bị biến dạng hay bẻ cong. Trường trọng lực mà chúng ta sử dụng để bẻ cong hay cuộn thời không truyền với tần suất 7.46hz với biên độ 1 micro. Biên độ sóng và thấu kính ba điểm đồng thời là những biến số chính trong biến dạng thời không.

Chúng ta có thể nhìn thấy những ngôi sao mà đáng lẽ ra đã bị Mặt Trời chặn không thể nhìn thấy. Đó là hiện tượng trọng lực đã bẻ cong hay làm biến dạng thời không và ánh sáng. Một khi thời không của điểm đến B bị cuộn lại để đến gần điểm xuất phát B hơn, thì con tàu vũ trụ chỉ cần tiến thêm một chút nữa là tới được điểm đến.

Ý tưởng ở đây là sử dụng một cơ chế bật-tắt một trường trọng lực lớn mạnh. Khi bật bộ tăng trọng lực rồi tắt đi, thì con tàu sẽ “có mặt” tại vị trí thời không mục tiêu. Bằng cách đó, có thể di chuyển một khoảng xa chỉ với một chút dịch chuyển tuyến tính. Đó chính là cách bẻ cong thời không và giảm khoảng cách.

Đây là cách khả thi để dịch chuyển thật xa trong không gian. Cách này sẽ hữu dụng để di chuyển liên ngân hà, mà không cần phải bay vượt tốc độ ánh sáng cũng như di chuyển tuyến tính. Và cho đến nay, chúng ta đã biết về những nguồn trọng lực là những vật thể có khối lượng lớn như ngôi sao, hành tinh hay mặt trăng.

Các trường trọng lực xung quanh các vật thể có khối lượng lớn, như các hành tinh, đều có thể làm biến dạng thời không. Và các trường trọng lực nói chung, dù tự nhiên hay nhân tạo, đều có thể làm biến dạng thời không với cách thức tương tự.

 

Biên tập Thông Lộ Theo nguồn Tinhhoa.net