Nhân sinh thế gian thiên biến vạn hóa, sinh mệnh cũng không hề cố định mà luôn vận động không ngừng, biết thay đổi bản thân thì cuộc đời sẽ không bao giờ bạc đãi chúng ta.
1. Biết nhẫn nhường không phải nịnh hót, bợ đỡ, cũng không phải yếu nhược mà là sự thấu hiểu nhân sinh, biết được khả năng của bản thân nên sẵn sàng đối mặt với hiện thực, khiến tầm nhìn của mình trở nên rộng rãi thoáng đãng. Đừng tự ti hay kiêu ngạo, hãy là chính bản thân mình. Cứ coi cuộc đời như một sân khấu lớn, và bạn là một nhân vật trong vở kịch ấy. Hãy nhập vai tốt nhất có thể để làm ra những giá trị cho tương lai của bản thân mình.
2. Con người quá ‘vuông’ sẽ tổn thương người khác, quá ‘tròn’ sẽ làm người khác phải tránh xa. Vì vậy, làm người nên vừa tròn vừa dài (hình bầu dục). Ý là trong cuộc sống chúng ta không nên quá cứng nhắc.
3. Âm dương ngũ hành tương sinh tương khắc, có chừng mực mới có thể vận chuyển bình thường. Trong tâm có chừng mực, tách mình và người khác, không nên phụ thuộc người khác, cũng không nên có ý đồ khống chế người khác.
4. Bước đầu tiên của sự trưởng thành chính là biết làm chủ chính mình bởi trưởng thành không chỉ là nở hoa kết trái, còn là cắt cành xén lá. Trong ngôn hành cử chỉ sẽ có chừng mực, suy nghĩ trước, hành động sau, biết tế nhị giữ khoảng cách, biết khéo léo đến gần bên, nhìn không vồ vập, nhưng lại rất tinh tế. Đúng mực, là sự trưởng thành ở tầng cao nhất.
5. Cuộc sống chính là quá trình không ngừng thu nạp rồi lại buông đi, để sau cùng chỉ còn lại một thứ: Sự đơn giản, thoải mái. Người trí tuệ biết biến điều phức tạp thành cái giản đơn. Đời người giống như tấm cửa kính nhuộm màu. Khi trời nắng thì sáng tỏ. Nhưng khi mặt trời lặn, vẻ đẹp thực sự chỉ hiển lộ nếu có ánh sáng hắt ra từ bên trong.
6. Tranh luận với người nhà cho dù thắng nhưng tình thân rạn nứt; tranh cãi với bạn đời cho dù thắng nhưng tình cảm lại nhạt phai; tranh luận với bạn bè thắng rồi sẽ mất đi tình nghĩa. Thắng được cái lý luận, thua cái tình thân, cả hai bên đều chịu thương tổn. Khoan dung độ lượng với mọi người, khi hành xử sẽ đắc được nhân tâm.
7. Nghĩ người, đó là thể hiện của lòng nhân ái. Khi bạn nhường người khác một bước, người khác sẽ có thể kính bạn một đường.
8. Tin vào chính mình quan trọng hơn dựa vào người khác, cầu mình chứ không cầu người mới là người thông minh.
Minh Hoàng biên tập