Cổ ngữ có câu: “Chuyển bại thành thắng, nhờ họa đắc phúc.” Lão Tử cho rằng nên lấy đức báo oán cũng chính là nói về những câu chuyện như thế này. Không nên bắt chước những việc làm xấu của người khác.
Vào thời Xuân Thu chiến quốc, ở nước Lương có một vụ án khó xử, các quan trong triều một nửa cho rằng cần trị tội; còn một nửa thì cho rằng nên miễn xá. Vua Lương cũng do dự chưa quyết định. Vua nghe nói có một người tên Chu Công rất tài giỏi nên liền cho gọi Chu Công đến hỏi: “Khanh thấy vụ án này nên xử lý thế nào?”
Chu Công nói: “Vi thần là một thường dân quê mùa, không biết xử án như thế nào. Mặc dù vậy, trong nhà thần có hai miếng ngọc bích màu trắng, màu sắc giống nhau, đường kính giống nhau, độ bóng cũng như nhau. Nhưng một miếng trị giá một nghìn lượng vàng, một miếng trị giá năm trăm lượng vàng.“
Vua hỏi: “Đường kính, màu sắc không khác nhau tại sao cái thì trị giá một nghìn lượng vàng, cái thì có năm trăm lượng vàng?”
Chu Công nói: “Nhìn từ mặt bên vào thì miếng này dày gấp đôi miếng kia nên giá trị cao hơn.”
Vua chợt tỉnh ra nói: “Đúng rồi.” Thế là, vua quyết định khoan dung với bách tính. Đối với những người vừa đáng tội vừa không đáng tội đều cho tha, những người vừa đáng thưởng vừa không đáng thưởng thì đều ban thưởng. Từ đó về sau nước Lương được bình yên, vui vẻ.
Tài liệu tham khảo: “Tân Tự tạp sự tứ” – Lưu Hướng
Khoan dung với mọi người quân địch xin hàng
Chính sử “Tam quốc chí” có viết: Năm thứ năm, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu ở trận chiến Quan Độ. Viên Thiệu vứt bỏ quân đội, tháo chạy sang sông. Tào Tháo tiếp nhận những chiến lợi phẩm của Viên Thiệu như sách vở, châu báu, xe ngựa, trong đó phát hiện ra một vài bức thư tín giữa thuộc hạ của Tào Tháo và Viên Thiệu. Tào Tháo sai quân lính đốt hết những bức thư này.
Thuộc hạ của Tào Tháo hỏi: “Tại sao tướng quân không làm rõ những bức thư này, đối chiếu tên họ và xử lý những kẻ gián điệp kia?”
Tào Tháo nói: “Khi đó Viên Thiệu quá mạnh, bản thân ta còn không chống lại được, huống hồ là mọi người.”
Mọi người sau khi biết Tào Tháo bỏ qua không truy cứu sự việc này thì rất cảm động. Các thành ở Châu Ký đều tự nguyện đầu hàng Tào Tháo.
Mọi người chỉ biết rằng “Thân tại Tào doanh, tâm tại Hán” là câu nói ca ngợi Từ Thứ. Nhưng nhìn từ một góc độ khác, Tào Tháo cũng là một trong số ít người chấp chính có thể ôm giữ “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”.
Lấy đức báo oán làm cảm hóa nước láng giềng
Nước Lương có một người tên là Tống Tựu, từng làm huyện lệnh ở biên giới. Huyện này giáp với nước Sở. Quân doanh ở biên giới nước Lương và nước Sở đều trồng dưa, nhưng cách trồng lại khác nhau. Quân lính nước Lương cần cù, thường xuyên chăm sóc cho ruộng dưa, nên dưa phát triển rất tốt; quân lính nước Sở lười biếng, ít khi chăm sóc ruộng dưa nên dưa chậm phát triển.
Huyện lệnh nước Sở thấy vậy giận dữ trách mắng quân lính không biết trồng dưa. Quân lính nước Sở trong lòng ghen tị vì dưa nước Lương tốt hơn, trong đêm liền lén phá hoại ruộng dưa nước Lương, khiến cho cả ruộng dưa bị chết khô.
Quân lính nước Lương phát hiện ra sự việc này liền báo lên huyện, cũng muốn phá hoại ruộng dưa nước Sở để trả thù. Huyện ủy đem chuyện này đi hỏi Tống Tựu.
Tống Tựu nói: “Không được, sao có thể làm như vậy được. Kết thù báo oán là tự chuốc lấy tai họa. Người ta làm việc xấu mà mình cũng làm theo, tại sao lòng dạ lại hẹp hòi đến thế. Tôi có cách giả quyết thế này, hàng đêm sai người qua đó, âm thầm tưới cho ruộng dưa của họ mà không để cho họ biết.”
Thế là hàng đêm quân lính nước Lương đều qua tưới ruộng dưa cho nước Sở. Quân lính nước Sở sáng sớm đi thăm ruộng dưa phát hiện dưa đều đã được tưới nước, ngày qua ngày sinh trưởng rất tốt. Lính nước Sở thấy kỳ lạ liền chú ý theo dõi mới phát hiện ra là quân lính nước Lương tưới giúp.
Huyện lệnh nước Sở nghe được chuyện này thấy rất vui liền báo cáo tường tận cho vua nước Sở. Vua nghe xong cảm thấy xấu hổ mà đỏ mặt, liền nói với các quan chủ quản: “Cho điều tra những người đến phá hoại ruộng dưa của người ta, còn phạm tội gì nữa không? Đây là người nước Lương ngầm trách móc chúng ta.” Sau đó vua cho mang lễ vật đến tạ lỗi với Tống Tựu, đồng thời xin được kết giao với vua nước Lương.
Vua nước Sở thường khen ngợi vua nước Lương rằng vua nước Lương biết giữ chữ tín. Nên mới nói mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Lương, Sở là do Tống Tựu khởi đầu. Cổ ngữ có câu: “Chuyển bại thành thắng, nhờ họa đắc phúc.” Lão Tử cho rằng nên lấy đức báo oán cũng chính là nói về những câu chuyện như thế này. Không nên bắt chước những việc làm xấu của người khác.
Tài liệu tham khảo: “Tân Tự tạp sự tứ” – Lưu Hướng
Nguồn Minhhue
Đường Vân